Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi thuộc lĩnh vực:

Lao động – Tiền lương – Người có công

Lao động – Tiền lương – Người có công

Nguyễn Dũng
Nguyễn Dũng - 08:05 21/08/2023

Có phải chuyển chức danh nghề nghiệp khi thay đổi vị trí việc làm?

Tôi đang giữ chức danh nghề nghiệp kỹ thuật viên, hệ số lương 3,26 tại một đơn vị sự nghiệp công lập. Nay do nhu cầu của đơn vị và bản thân, tôi được điều động về làm công tác văn phòng, hành chính tại một phòng chức năng thuộc đơn vị. Xin hỏi, trường hợp của tôi có được xem xét để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp chuyên viên do thay đổi vị trí việc làm không?
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Hồng Quang
Hồng Quang - 12:43 18/08/2023

Có quy định về ký thay trên chứng chỉ hành nghề không?

Điều 10 Nghị định số 61/2016/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh giám định cổ vật và hành nghề bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Chứng chỉ hành nghề quy định tại Điều 9 Nghị định này. Trong bộ thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích, kể cả đơn xin cấp hoặc cấp lại đều ghi kính gửi Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, hoặc thẩm quyền phê duyệt đều ghi Giám đốc, không như thủ tục hành chính của các loại cấp chứng chỉ hành nghề khác. Ví dụ: Bộ thủ tục hành chính cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng chỉ ghi thẩm quyền cấp là cơ quan có thẩm quyền. Tôi xin hỏi, đối với cấp Sở, thẩm quyền ký cấp chứng chỉ là Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, có được ghi trên chứng chỉ cấp là "KT. Giám đốc/Phó Giám đốc" để ký vào giấy cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích không (trên giấy cấp chứng chỉ không ghi là Thừa lệnh (TL) hoặc Thừa ủy quyền (TUQ) của Giám đốc)? Như vậy thẩm quyền Phó Giám đốc Sở (KT. Giám đốc/Phó Giám đốc) ký trên giấy cấp chứng chỉ là đúng hay sai với Nghị định hoặc bộ thủ tục về cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích?
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Nguyễn Thị Minh Phương
Nguyễn Thị Minh Phương - 12:32 18/08/2023

Bao nhiêu tuổi thì được nghỉ hưu theo tinh giản biên chế?

Đề nghị cơ quan chức năng giải đáp việc xác định tuổi để hưởng các chính sách tinh giản biên chế đối với trường hợp sau: Lao động nam sinh tháng 10/1964, có 30 năm đóng BHXH, nếu tinh giản biên chế tại thời điểm tháng 1/2024 (có tuổi đời là 59 tuổi 3 tháng) thì được xác định tuổi để hưởng các chính sách tinh giản biên chế tại thời điểm hưởng lương hưu của năm xét (năm 2024, tuổi nghỉ hưu lao động nam là 61 tuổi) hay tại năm đối tượng tinh giản biên chế đủ tuổi nghỉ hưu (người sinh tháng 10/1964, có thời điểm hưởng lương hưu là năm 2026, có tuổi nghỉ hưu lao động nam là 61 tuổi 6 tháng) theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 135/2020/NĐ-CP?
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Phan Thanh Tùng
Phan Thanh Tùng - 13:00 17/08/2023

Chuyên trách bảo vệ rừng có phải là nghề độc hại, nguy hiểm?

Theo quy định tại Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH thì kiểm lâm viên trực tiếp quản lý bảo vệ rừng hoặc làm công việc phòng cháy, chữa cháy rừng được coi là nghề độc hại, nguy hiểm. Tôi xin hỏi, tại sao lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng là đơn vị sự nghiệp công lập cũng thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng lại không được quy định nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm? Trong các đơn vị sự nghiệp được giao quản lý rừng thì viên chức và người lao động trực tiếp triển khai quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, thường xuyên phải thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng, phát triển rừng; thực hiện các công việc ngoài trời, tiếp xúc với khí CO2 khi chữa cháy rừng, thiết kế trồng rừng dễ tiếp xúc với các sinh vật, vi sinh vật gây hại cũng không được quy định là nghề độc hại, nguy hiểm. Trước đây trong các đơn vị sự nghiệp được giao quản lý rừng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng có trình độ đại học lâm nghiệp, trung cấp lâm nghiệp được xếp chung vào ngạch chuyên viên, cán sự, kỹ thuật viên. Vậy, sau khi học và thi đạt chứng chỉ quản lý bảo vệ rừng viên (hạng III) thì việc xếp lương và ưu đãi nghề hoặc có chính sách nào hỗ trợ phần độc hại, nguy hiểm cho các đối tượng này không?
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Phùng Tiến Đạt
Phùng Tiến Đạt - 09:05 14/08/2023

Thời gian giữ chức danh nghề nghiệp được tính như thế nào?

Tôi là giáo viên tiểu học, có 11 năm công tác. Tôi thi tuyển viên chức và được bổ nhiệm mã ngạch giáo viên tiểu học chính 15a204 năm 2012. Năm 2018, UBND huyện xếp tôi vào ngạch giáo viên tiểu học hạng III (V.07.03.08). Hiện nay địa phương tôi đang xếp lại ngạch lương theo Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT. Theo Thông tư số 08/2023/TT-BGDĐT thì tôi có 9 năm giữ hạng mới được thi xét nâng hạng. Xin hỏi, vậy thời gian 9 năm đó sẽ bắt đầu tính từ lúc nào?
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Duy Nguyễn
Duy Nguyễn - 10:05 11/08/2023

Công nhân đào đường có được phụ cấp độc hại?

Tôi xin hỏi, công nhân làm công việc đào đường, lắp đặt đồng hồ nước cho nhà dân có được hưởng phụ cấp độc hại không? Nếu được thì xếp loại mấy trong danh mục mức độ độc hại?
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Ngô N.
Ngô N. - 12:41 10/08/2023

Có cần học lại chương trình bồi dưỡng chức danh biên tập viên?

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành 1 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp biên tập viên và 1 chương trình cho phóng viên. Tuy nhiên, trước khi ban hành chương trình này, tôi đã được cấp chứng nhận bồi dưỡng chức danh Biên tập viên hạng III. Xin hỏi, khi tôi tham gia thi Biên tập viên hạng II thì có được sử dụng chứng nhận bồi dưỡng chức danh Biên tập viên hạng III cũ không hay phải học lại theo quy định mới 1 chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp biên tập viên?
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Lê Văn Châu
Lê Văn Châu - 07:05 09/08/2023

Công chức xã được xếp lương mới khi thay đổi trình độ đào tạo

Khoản 2 (sửa đổi Điểm c Khoản 1, bổ sung Khoản 4 Điều 5) Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 về sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn,tổ dân phố có quy định: "4. Cán bộ, công chức cấp xã đã được xếp lương theo chức vụ hoặc xếp lương theo một trong các ngạch công chức hành chính quy định tại điểm a, b khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định này, nếu sau đó có thay đổi về trình độ đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về quản lý hoặc sử dụng cán bộ, công chức đồng ý cho đi đào tạo thì kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp được xếp lương theo trình độ đào tạo. Đối với cán bộ, công chức cấp xã đã đi học mà không được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi học, có bằng cấp đào tạo phù hợp với chức danh đảm nhiệm thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành". Tuy nhiên, Sở tại địa phương tôi có hướng dẫn như sau: Trong thời gian công tác, cán bộ, công chức cấp xã có thay đổi trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ do tự túc đi học trước khi Nghị định số 34/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành: Trường hợp đến ngày Nghị định số 34/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp bằng tốt nghiệp thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày được cấp bằng tốt nghiệp; trường hợp đã được cấp bằng tốt nghiệp chuyên môn, nghiệp vụ thì được xếp lương theo trình độ đào tạo mới kể từ ngày Nghị định số 34/2019/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Cán bộ, công chức cấp xã tự túc đi học sau khi Nghị định số 34/2019/NĐ- CP có hiệu lực thi hành thì không được xếp lương theo quy định. Đề nghị cơ quan chức năng giải đáp, hướng dẫn thực hiện của Sở như trên có đúng với Nghị định số 34/2019/NĐ-CP không?
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Nguyễn Văn T
Nguyễn Văn T - 08:05 08/08/2023

Chế độ khi bị tạm đình chỉ công tác, chức vụ

Tôi nhận Quyết định của UBND tỉnh về việc tạm đình chỉ chức vụ Phó Giám đốc Sở ngày 21/7/2022. Ngày 22/7/2022, tôi làm Đơn yêu cầu gửi đến Giám đốc Sở cho tôi được hưởng 100% lương (trừ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý) nhưng Sở trả lời là không có cơ sở pháp lý để xem xét, giải quyết. Trong thời gian tạm đình chỉ chức vụ Phó Giám đốc Sở, tôi vẫn nghiêm túc thực hiện đi làm việc đúng giờ giấc theo nội quy của cơ quan, đơn vị. Đến nay tôi vẫn đang chờ các cơ quan pháp luật có kết quả xử lý chính thức. Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của tôi.
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

 Ngô Hữu Phước
Ngô Hữu Phước - 14:05 07/08/2023

Áp dụng quy định mới về tinh giản biên chế từ 20/7/2023

Tôi sinh tháng 6/1967, là giáo viên, đã đóng BHXH 35 năm. Tôi đã làm hồ sơ nghỉ theo diện tinh giản biên chế tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP trong năm 2023. Xin hỏi, nay Nghị định 29/2023/NĐ-CP có hiệu lực thì tôi có đủ điều kiện nghỉ theo diện tinh giản biên chế nữa không?
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Phan Thị Thảo
Phan Thị Thảo - 08:34 02/08/2023

Hiểu thế nào là tương đương thời gian giữ chức danh nghề?

Năm 2009, tôi được hưởng lương theo mã ngạch 15a204. Năm 2013, tôi tốt nghiệp đại học. Năm 2017, tôi được chuyển sang chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III (V07.03.08) cho đến nay. Theo Thông tư số 02/2021/TT-BGDĐT, điều kiện được xét thăng hạng giáo viên tiểu học hạng III lên hạng II là giáo viên phải bảo đảm được thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III hoặc tương đương từ đủ 9 năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng. Tôi xin hỏi, "tương đương" theo quy định nêu trên được hiểu như thế nào? Hiện tại tôi đủ tiêu chuẩn của giáo viên tiểu học hạng II, vậy thời gian tính tương đương của tôi là từ khi bổ nhiệm mã ngạch 15a204 hay từ thời gian hưởng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III cũ (V07.03.08), hay từ khi được hưởng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng III mới (V07.03.29)?
Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top