Hỏi: Lập Quỹ Đền ơn đáp nghĩa có cần ra quyết định?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời vấn đề này như sau:
Ngày 28/4/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 45/2006/NĐ-CP về việc ban hành Điều lệ quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa. Theo đó, Điều 2 Điều lệ Quản lý và sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa quy định Quỹ Đền ơn đáp nghĩa được thành lập ở các cấp, tại địa phương gồm: Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh; Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp huyện); Quỹ Đền ơn đáp nghĩa ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp xã).
Điều 4, Nghị định số 45/2006/NĐ-CP quy định: "... Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này".
Căn cứ quy định nêu trên, việc tổ chức thực hiện Quỹ Đền ơn đáp nghĩa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh.
Ngày 9/12/2020 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 về ưu đãi người có công với cách mạng. Theo phân công của Chính phủ, hiện nay Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng nghị định quy định chi tiết, trong đó có nội dung quản lý, sử dụng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa thay thế Nghị định số 45/2006/NĐ-CP nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và phù hợp với yêu cầu thực hiện.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Có được dùng bằng thạc sĩ để xin cấp phép hành nghề y?
Trường hợp không thuộc đối tượng tinh giản biên chế
Có hai mã số thuế cá nhân, xử lý thế nào?
Không giải quyết tinh giản biên chế khi đã được bố trí công tác khác
Lao động tự do muốn mua nhà ở xã hội, xác nhận thu nhập thế nào?
Có được phép nuôi tê tê vì mục đích thương mại?
Tìm kiếm