Hỏi: Khám bệnh trái tuyến có được thanh toán tiền ốm đau?
Chi tiết câu hỏi
Trả lời
Theo quy định tại Điều 22 Luật BHXH người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ ốm đau khi: “bị ốm đau, tai nạn rủi ro phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế”.
Điều 112 Luật BHXH quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm: Sổ BHXH, Giấy xác nhận nghỉ ốm đau đối với người lao động điều trị ngoại trú, Giấy ra viện đối với người lao động điều trị nội trú tại cơ sở y tế, giấy ra viện hoặc phiếu hội chẩn của bệnh viện đối với người lao động mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày.
Giấy Chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do bác sĩ, y sĩ làm việc trong các cơ sở y tế (có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và có đăng ký chữ ký với cơ quan BHXH) ghi và cấp cho người lao động tham gia BHXH để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm. Về nguyên tắc, khi người lao động (tham gia BHXH bắt buộc) đi thăm khám tại cơ sở y tế nếu cần thiết phải nghỉ việc để điều trị ngoại trú bác sĩ sẽ xác nhận số ngày nghỉ cần phải nghỉ việc để điều trị bệnh ngoại trú trên Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH kể từ ngày khám bệnh tại cơ sở y tế, ngày cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH phải khớp với ngày thăm khám tại cơ sở y tế.
Trường hợp của ông Hùng, bị gãy chân bó bột ở Bệnh viện C Thái Nguyên. Sau khi ra viện, đến thăm khám lại tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh và được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH bắt buộc, đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau tại Điều 22 Luật BHXH thì ông được giải quyết hưởng chế độ ốm đau không phụ thuộc vào nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu trên thẻ BHYT.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Hải Phòng phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền ‘chênh’
Điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Quy định chuyển tiếp về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
Các đơn vị có được quy định tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở?
Có áp dụng hai Luật Đất đai trong một dự án?
Xác định tỷ lệ nâng lương trước hạn thế nào?
Tìm kiếm