Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi thuộc lĩnh vực:

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Anh Tuấn - 13:02 15/02/2022

Doanh nghiệp vận tải giảm thuế do ảnh hưởng dịch COVID-19 thế nào?

Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 về một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19; Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15, các doanh nghiệp vận tải sẽ được hưởng ưu đãi xuất hóa đơn cước vận chuyển giảm 30% thuế suất tức 70% x 10% thay vì 10%. Tuy nhiên, hóa đơn vận chuyển của công ty tôi hiện tại đang được cấu thành bởi các chi phí có thuế suất là 10% gồm: Chi phí nâng hạ của cảng bãi, chi phí hải quan của cảng bãi, chi phí cơ sở hạ tầng của Sở Giao thông vận tải, chi phí dịch vụ làm hàng của doanh nghiệp, chi phí cước vận chuyển của doanh nghiệp (do cước vận chuyển của công ty ông không chỉ đơn thuần là cước xe chạy mà còn bao gồm các thành phần đã nêu trên, mà các thành phần đó lại chịu thuế suất 10%). Đồng thời, các chi phí này là các chi phí không cố định nên khi bóc tách ra sẽ ảnh hưởng đến giá trị thực tế của cước vận chuyển đơn thuần trong tổng giá trị cước. Ví dụ: Đơn giá nâng hạ của 1 container hàng ở mỗi một cảng bãi là biến số, dẫn đến cấu thành của giá vận tải nếu tách ra theo giá nâng hạ sẽ không cố định, vì vậy việc bóc tách là không thể. Tôi xin hỏi, việc áp dụng thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn là 70% x 10% hay 10%? Trường hợp không thể bóc tách, tôi xuất hóa đơn cước vận chuyển 10% thì hóa đơn có được coi là hợp lệ không? Nếu hóa đơn hợp lệ thì khách hàng của tôi có được khấu trừ đủ 10% khi nhận hóa đơn hay không?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Trần Văn Quang
Trần Văn Quang - 09:33 14/02/2022

DN nước ngoài mở tài khoản có cần thị thực của người đại diện?

Công ty tôi có vốn đầu tư nước ngoài, giám đốc là người nước ngoài và chưa thể sang Việt Nam do ảnh hưởng của dịch. Hiện, công ty cần mở tài khoản vốn để góp vốn cũng như tài khoản thanh toán để hoạt động kinh doanh. Xin hỏi, khi thực hiện thủ tục mở tài khoản công ty thì có yêu cầu chủ tài khoản của doanh nghiệp là người đại diện theo pháp luật phải ở Việt Nam hay không? Giám đốc có cần cung cấp thị thực khi mở tài khoản cho công ty hay không? Giám đốc công ty tôi thường xuyên di chuyển giữa các quốc gia khác nhau. Do vậy, nếu yêu cầu giám đốc phải có mặt khi thực hiện thủ tục hoặc cung cấp thị thực thì sẽ gây khó và gây trở ngại cho các doanh nghiệp nước ngoài như công ty tôi.
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Phạm Thị Hương
Phạm Thị Hương - 09:26 12/02/2022

Ghi nhận vốn góp vào doanh nghiệp FDI theo USD hay VND?

Công ty tôi 100% vốn đầu tư nước ngoài, đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trên Giấy chứng nhận có ghi vốn góp là 20 tỷ đồng, tương đương 851.063 USD (tỷ giá là 23.500 đồng/USD). Nhà đầu tư đã góp đủ vốn bằng USD thông qua tài khoản vốn đầu tư trực tiếp với số tiền là 851.063 USD, quy đổi theo tỷ giá giao dịch của ngân hàng tại thời điểm góp vốn thì tương đương 19.702.108.450 VND (tỷ giá là 23.150 đồng/USD). Do tỷ giá giảm nên số vốn góp bằng tiền VND còn thiếu 297.891.550 VND nhưng phía ngân hàng không cho nhà đầu tư góp thêm vì đã đủ tính theo USD. Xin hỏi, trường hợp này đã được coi là góp đủ vốn hay chưa? Vốn góp được tính theo VND hay USD?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Bùi Thị Tuyết Ngân
Bùi Thị Tuyết Ngân - 13:59 10/02/2022

Có được chuyển tiền đặt cọc mua cổ phần vào tài khoản đầu tư trực tiếp?

Công ty LA (TPHCM) có 100% vốn FDI, đang thực hiện chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho một công ty trong nước. Theo điều khoản thoả thuận, công ty Việt Nam chuyển 20% tiền đặt cọc vào tài khoản thanh toán của Công ty LA mở tại ngân hàng. Sau khi tiến hành các thủ tục cần thiết để đạt các thoả thuận chung, Công ty LA chuyển tiền đặt cọc này vào tài khoản DICA (tài khoản vốn đầu tư trực tiếp). Tôi xin hỏi, Công ty LA làm như vậy có đúng không?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Văn Thơ
Nguyễn Văn Thơ - 15:51 09/02/2022

Ông Nguyễn Văn Thơ đã được hỗ trợ khi tất toán khoản vay

Tôi ký hợp đồng vay với ngân hàng TMCP số tiền 2 tỷ đồng, thời hạn 20 năm; lãi suất 8,5%/năm trả cả gốc lẫn lãi và trả lãi phạt trước hạn 0,2%. Hợp đồng không có khoản ràng buộc nào ngoài những khoản phí quy định. Nay, tôi muốn trả trước hạn, ngân hàng yêu cầu tôi phải trả 12,5% chênh lệch là 136 triệu đồng và tiền phạt 2% là 36 triệu đồng. Khi thỏa thuận vay, ngân hàng không thông báo và giải trình cho tôi biết số tiền phải trả chênh lệch là 12,5%. Đề nghị cơ quan chức năng xem xét, giải quyết.
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Ngô Trí Thức
Ngô Trí Thức - 12:57 07/02/2022

Vay vốn trồng hồ tiêu có được miễn, giảm lãi?

Tôi ký hợp đồng vay vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần - chi nhánh huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk để trồng hồ tiêu. Tuy nhiên, khi cây gần cho thu hoạch thì đột ngột chết nhiều, tôi phải đi làm công tại tỉnh khác để trả nợ khoản vay. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nơi tôi tạm trú bị phong tỏa, công việc gặp khó khăn. Đề nghị cơ quan chức năng xem xét, hỗ trợ miễn, giảm lãi vay.
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Đăng Hoàng
Nguyễn Đăng Hoàng - 12:55 07/02/2022

Thời hạn giải tỏa thư bảo lãnh dự thầu

Công ty tôi mở thư bảo lãnh dự thầu tại một ngân hàng TMCP. Công ty tôi không trúng thầu và đề nghị ngân hàng giải tỏa thư bảo lãnh. Tuy nhiên ngân hàng cho biết phải đợi giải toả trong vòng 30 ngày sau khi hết thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu (thời hạn hết hiệu lực theo hồ sơ mời thầu là 120 ngày). Xin hỏi, ngân hàng làm như vậy có đúng quy định không?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Vũ Ngọc Thắng
Vũ Ngọc Thắng - 12:47 07/02/2022

Đối tượng nào được giảm tiền thuê đất do ảnh hưởng dịch COVID-19?

Công ty tôi đầu tư dự án bất động sản. Tiền đền bù giải phóng mặt bằng được khấu trừ vào tiền thuê đất hằng năm, bắt đầu từ năm 2015. Đến nay số tiền này chưa khấu trừ hết. Tôi xin hỏi, theo Quyết định số 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ, công ty tôi có được giảm 30% tiền thuê đất phải nộp của năm 2021 không?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Đoàn Thị Bảo Ngọc
Đoàn Thị Bảo Ngọc - 12:42 07/02/2022

Thẩm quyền gỡ bỏ lịch sử nợ xấu

Trong thời gian bùng phát dịch COVID-19, nơi ở của tôi bị phong tỏa , nguồn thu nhập bị gián đoạn, tôi không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ ngân hàng và cũng không thể làm đơn đề nghị cơ cấu lại khoản nợ. Ngân hàng không thể đánh giá tình hình thu nhập của tôi để phê duyệt hồ sơ cơ cấu nợ. Bởi vậy, khoản nợ của tôi đã trở thành nợ xấu. Sau khi TPHCM hết phong tỏa, tôi đã thu xếp đóng hết phần gốc/lãi quá hạn và làm đơn đề nghị xin được chuyển về nhóm 1, xoá lịch sử nợ xấu. Tuy nhiên, tôi được ngân hàng thông báo không đủ điều kiện do khoản vay của tôi giải ngân trước ngày 10/6/2020. Thông tin về lịch sử nợ xấu ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh trong tương lai của tôi. Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn cách xử lý đối với trường hợp bất khả kháng trong thời kỳ dịch bệnh.
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Đỗ Văn Sơn
Đỗ Văn Sơn - 12:37 07/02/2022

Kinh phí phòng chống dịch có thuộc dự toán mua sắm thường xuyên?

Tôi tham khảo Thông tư số 342/2016/TT-BTC quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 163/2016/NĐ-CP thấy có nội dung, đơn vị sự nghiệp y tế được giao kinh phí phòng chống dịch là kinh phí nhiệm vụ không thường xuyên. Xin hỏi, kinh phí nhiệm vụ không thường xuyên được giao có phải là kinh phí chi thường xuyên theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 58/2016/TT-BTC không? Có phải là kinh phí thuộc dự toán mua sắm thường xuyên theo quy định tại Khoản 2 Điều 15 Thông tư số 58/2016/TT-BTC hay không? Dự toán mua sắm thường xuyên là những khoản nào và được quy định tại văn bản nào?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Quý
Nguyễn Quý - 08:25 28/01/2022

Hợp đồng khoán việc có được chi thu nhập tăng thêm?

Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của tôi được giao quyền tự chủ tự bảo đảm chi thường xuyên theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác. Tôi tham khảo Thông tư số 06/2019/TT-BTC ngày 28/1/2019 của Bộ Tài chính thấy có quy định: "Chi bổ sung thu nhập (thu nhập tăng thêm) cho người lao động hưởng lương từ chi phí quản lý dự án (gồm: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng tiền lương từ chi phí quản lý dự án) trong năm và dự phòng chi bổ sung thu nhập (thu nhập tăng thêm) cho người lao động hưởng lương từ chi phí quản lý dự án năm sau trong trường hợp nguồn thu nhập bị giảm". Xin hỏi, đơn vị tôi có được chi trả thu nhập tăng thêm cho hợp đồng khoán việc hay không?
Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top