Tống Ngọc Hảo -
08:05 15/08/2023
Theo Điểm a Khoản 3 Điều 33 Luật Đầu tư, nội dung thẩm định để nghị chấp thuận chủ trương đầu tư bao gồm: "a) Đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch đô thị và quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt (nếu có)...". Theo Điểm c Khoản 7 Điều 31 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021, việc thẩm định sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch được thực hiện như sau: "c) Đối với quy hoạch đô thị, nội dung thẩm định phải có đánh giá về sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chi tiết (nếu có), quy hoạch phân khu (nếu có); trường hợp quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì đánh giá sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch chung". Như vậy, theo Luật Đầu tư và Nghị định số 31/2021/NĐ-CP không có việc đánh giá để chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy hoạch xây dựng nông thôn. Tuy nhiên, trong trường hợp đề xuất dự án thuộc khu vực nông thôn (ngoài quy hoạch đô thị) khi quy hoạch chung xây dựng xã chưa có định hướng quy hoạch đối với các khu đất đề xuất các dự án có quy mô lớn như dự án khu, cụm công nghiệp, nhà máy sản xuất,… nếu chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định pháp luật về đầu tư. Theo đó có ý kiến cho rằng sẽ dẫn tới sự không đồng bộ với các đồ án quy hoạch chung xây dựng xã, không đủ điều kiện để lập quy hoạch chi tiết (đối với các dự án có quy mô sử dụng đất trên 5 ha). Vậy sẽ không khả thi trong quá trình triển khai sau này nên không chấp thuận chủ trương đầu tư. Tôi xin hỏi, quy định như vậy có phù hợp hay không? Đối với quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn 2011-2020, đến nay đã hết thời kỳ quy hoạch, nhưng cơ quan Nhà nước chưa cập nhật, điều chỉnh quy hoạch cho giai đoạn 2021-2030 (để điều chỉnh quy hoạch năm 2011-2020). Vậy, quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn 2011-2020 còn hiệu lực tại thời điểm này hay không? Đối với trường hợp chấm dứt hoạt động đầu tư, dự án đầu tư khi hết thời hạn hoạt động dự án theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 48 Luật Đầu tư, nhà đầu tư phải có trách nhiệm thực hiện thủ tục chấm dứt theo quy định. Tuy nhiên, có một số dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước đã hết thời gian hoạt động, nhưng nhà đầu tư không tự chủ động thực hiện thủ tục chấm dứt dự án. Đối chiếu quy định tại Khoản 4 Điều 57 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP, việc thực hiện thủ tục chấm dứt dự án được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư. Nhưng tại Khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư không quy định cơ quan nhà nước quyết định chấm dứt hoạt động dự án trong trường hợp dự án đầu tư hết thời hạn hoạt động dự án và nhà đầu tư không tự chấm dứt. Trường hợp thực hiện theo một trong các trình tự tại Khoản 2 Điều 48 Luật Đầu tư sẽ dẫn đến vướng mắc trong việc kéo dài thực hiện thủ tục hành chính và quá trình thực hiện tương đối phức tạp. Đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn đối với trường hợp cơ quan quản lý nhà nước chấm dứt dự án đầu tư do dự án hết thời hạn hoạt động nhưng nhà đầu tư không tự thực hiện chấm dứt dự án. Ngoài ra, có hướng dẫn đối với trường hợp chấm dứt hoạt động dự án do nhà đầu tư là tổ chức nhưng đã giải thể hoặc phá sản theo pháp luật về doanh nghiệp. Hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư (dự án thu hồi đất theo Điều 62 Luật Đất đai), được lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 4 Điều 29 Luật Đầu tư.
Xem chi tiết