Hỏi: Tham gia BHYT để bị không gián đoạn 5 năm
Chi tiết câu hỏi
Tôi làm việc và tham gia BHXH tại 1 Công ty từ tháng 12/2011 đến tháng 2/2017. Sau khi nghỉ việc tôi muốn tham gia BHYT hộ gia đình để không bị gián đoạn BHYT 5 năm tại nơi thường trú. Tôi được cán bộ BHXH hướng dẫn bà phải nộp lại bản photo thẻ BHYT, tuy nhiên sau khi nghỉ việc thì Công ty đã thu lại thẻ BHYT và thông báo đã nộp lên cơ quan BHXH. Vậy tôi có thể xin lại bản photo thẻ BHYT ở đâu để có thể mua tiếp BHYT? Sau bao lâu kể từ khi nghỉ việc thì tôi có thể nhận lại được sổ BHXH để xin hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Trả lời
BHXH TP HCM trả lời vấn đề này như sau:
Căn cứ Công văn số 2129/BHXH-QLT ngày 26/8/2016 của BHXH TPHCM về việc cấp thẻ BHYT hộ gia đình cho đối tượng đã tham gia BHYT bắt buộc quy định khi người lao động nghỉ việc nếu không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc khác thì đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình để đảm bảo quyền lợi tham gia BHYT 5 năm liên tục theo quy định của Luật BHYT.
Đối tượng đăng ký tham gia BHYT và nộp tiền trước khi thẻ cũ hết hạn 10 ngày thì được cấp thẻ BHYT hộ gia đình có thời hạn từ tháng kế tiếp. Trường hợp đãng ký chậm so với thời gian quy định hoặc tạm ngừng từ 3 tháng, khi đăng ký tham gia thì thẻ BHYT có giá trị sau 30 ngày.
Hồ sơ đăng ký tham gia gồm:
- Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu số TK1- TS, 01 bản/người) (nếu có phát sinh thay đổi)
- Danh sách đăng ký tham gia BHYT theo hộ gia đình (mẫu DK01, 01 bản).
Như vậy, khi đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình thì người lao động không cần phải photo thẻ BHYT cũ. Trường hợp muốn giảm phí cho thành viên trong gia đình từ người thứ 2 đến người thứ 4 thì photo toàn bộ thẻ BHYT còn giá trị sử dụng.
Mức phí cụ thể như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Điều 43 Bộ luật Lao động quy định: “Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày”.
Vì vậy, doanh nghiệp có trách nhiệm phải chốt sổ và trả sổ BHXH cho người lao động kịp thời.
Nếu công ty vẫn không chốt sổ, trả sổ BHXH cho bà hoặc không đóng đúng, đóng đủ BHXH cho người lao động thì người lao động có thể liên hệ với Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội quận, huyện (nơi đơn vị sử dụng lao động đặt trụ sở) hoặc Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội để được can thiệp giúp đỡ.
Câu hỏi xem nhiều nhất
Hải Phòng phản hồi thông tin mua nhà ở xã hội phải trả tiền ‘chênh’
Điều kiện hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Quy định chuyển tiếp về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất
Các đơn vị có được quy định tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở?
Có áp dụng hai Luật Đất đai trong một dự án?
Xác định tỷ lệ nâng lương trước hạn thế nào?
Tìm kiếm