Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Quyên
Nguyễn Quyên - 14:23 20/11/2020

Nhà thầu tách từ công ty mẹ, đánh giá năng lực thế nào?

Tôi đang thực hiện lựa chọn nhà thầu cho gói thầu xây lắp quy mô nhỏ dưới 5 tỷ đồng và có một nhà thầu tham dự. Tuy nhiên, nhà thầu này mới được tách từ công ty mẹ (công ty cổ phần) ra từ tháng 6/2020 và đã đăng ký kinh doanh xong. Nhưng khi tham dự thầu, công ty lại kê báo cáo tài chính 3 năm của công ty mẹ. Tôi xin hỏi, trong tình huống này công ty mới tách có được thừa hưởng một phần doanh thu của công ty mẹ không? Nếu được hưởng thì phải có báo cáo tài chính riêng không?
Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Lê Thị Tươi
Lê Thị Tươi - 08:07 20/11/2020

Điều kiện về trình độ của giáo viên mầm non

Tôi là giáo viên mầm non, có bằng cao đẳng sư phạm toán và trung cấp sư phạm mầm non. Xin hỏi, theo quy định mới, tôi có phải học nâng chuẩn trình độ không?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Tuấn Anh
Nguyễn Tuấn Anh - 08:01 20/11/2020

Quy định về mời thầu dự án có sử dụng đất

Trước thời điểm Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/2/2020 có hiệu lực, các dự án đấu thầu dự án có sử dụng đất cần lựa chọn nhà đầu tư đều áp dụng hình thức sơ tuyển theo Nghị định số 30/2015/NĐ-CP và Thông tư số 16/2016/TT-BKHĐT lựa chọn các nhà đầu tư tham gia đấu thầu đáp ứng điều kiện năng lực vào danh sách ngắn để tiếp tục tham gia bước đấu thầu.

Khi Nghị định số 25/2020/NĐ-CP có hiệu lực thì bỏ bước sơ tuyển thay bằng hình thức công bố danh mục dự án để các nhà đầu tư đăng ký tham gia thực hiện dự án.

Cho tôi hỏi, trường hợp có 2 nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu thì áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 10 Nghị định này mà không nhắc tới việc có hay không danh sách ngắn các nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án và đã đáp ứng yêu cầu mới được tham gia vào bước đấu thầu tiếp theo có được không?

Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Hồ Thị Lan Thanh
Hồ Thị Lan Thanh - 10:21 19/11/2020

Phụ cấp công tác Đảng có được tính để chi trả trợ cấp?

Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 26/2015/NĐ-CP quy định: “Tiền lương tháng để tính trợ cấp được xác định bằng bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu, bao gồm: Mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có)”. Xin hỏi, phụ cấp công tác đảng đề cập tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 26/2015/NĐ-CP nêu trên có phải là phụ cấp công tác, đoàn thể chính trị - xã hội theo Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 1/7/2011 của Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn thực hiện một số chế độ phụ cấp đối với cán bộ, công chức cơ quan đảng, đoàn thể chính trị - xã hội và tiền lương của Hội Cựu chiến binh Việt Nam (mức phụ cấp là 30% của hệ số lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hoặc 30% hệ số lương chức vụ đối với người hưởng lương chức vụ) và có được sử dụng 30% phụ cấp này để tính chi trả trợ cấp (bình quân tiền lương tháng thực lĩnh của 5 năm cuối) cho cán bộ trước khi nghỉ hưu theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP hay không? Nếu trường hợp phụ cấp công tác Đảng (nếu có) đề cập tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 26/2015/NĐ-CP là phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội theo Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW thì tiền lương tháng để trợ cấp đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định số 26/2015/NĐ-CP chỉ tính cho các đối tượng công tác tại các cơ quan Đảng hay bao gồm cả các đối tượng công tác tại các cơ quan đoàn thể chính trị - xã hội?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Thị Út
Nguyễn Thị Út - 09:16 19/11/2020

DN mua vật liệu thường xuyên có phải theo Luật Đấu thầu?

Công ty CP Cơ khí Phổ Yên (FOMECO) là công ty con của Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM), do VEAM nắm giữ 51% vốn điều lệ.

Hiện nay, VEAM hoạt động theo mô hình công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ 88,47% vốn điều lệ.

Tại Khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp năm 2020 có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021 quy định: “Doanh nghiệp Nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này”.

Tại Khoản 1 Điều 88 quy định: “Doanh nghiệp Nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:

a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết…”.

Cho tôi hỏi, trường hợp mua nguyên liệu, vật liệu, vật tư (sắt, thép, dầu, mỡ…) để bảo đảm tính liên tục cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp thì FOMECO phải thực hiện đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu hay không?

Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Đức Thảo
Đức Thảo - 08:07 19/11/2020

Sinh viên bị kéo dài chương trình học có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?

Tôi đang học đại học, khóa đào tạo 5 năm, thời gian gia hạn tối đa khóa đào tạo là 8 năm. Tuy nhiên, tôi đang học năm thứ 6 vì chưa hoàn thành chương trình học. Vậy, trường hợp này tôi có được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?
Xem chi tiết

Bảo hiểm – Trợ cấp xã hội

Nguyễn Thị Thảo
Nguyễn Thị Thảo - 07:52 19/11/2020

Có thể chuyển nơi khám chữa bệnh ban đầu lên tuyến tỉnh?

Tôi đăng ký BHYT tại Trung tâm y tế huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh. Vừa qua, tôi đi xét nghiệm viêm gan B, lượng vi rút cao trên 10^8. Tôi có nguyện vọng chuyển nơi khám, chữa bệnh ban đầu lên tuyến tỉnh để tiện cho việc khám và điều trị bệnh thì cần làm thủ tục như thế nào?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Trần Văn Tân
Trần Văn Tân - 13:53 18/11/2020

Điều kiện sử dụng nhà thầu phụ

Công ty A và công ty B là nhà thầu liên danh trúng thầu gói thầu xây lắp với tỷ lệ và khối lượng công việc như sau:

- Công ty A thực hiện thi công phần khối lượng cải tạo, nạo vét lòng sông với tỷ lệ 70% giá trị gói thầu.

- Công ty B thực hiện thi công phần khối lượng cầu giao thông và bảo đảm giao thông với tỷ lệ 30% giá trị gói thầu.

Trong quá trình lập hồ sơ dự thầu công ty A có tính đến việc sử dụng thầu phụ khoảng 30% giá khối lượng công việc mình đảm nhận để bảo đảm tiến độ.

Nay công ty B muốn làm thầu phụ cho công ty A để thực hiện thi công phần khối lượng cải tạo, nạo vét lòng sông với tỷ lệ khoảng 30%/70% của khối lượng công ty A đã ký hợp đồng với chủ đầu tư. Trong khi đó, công ty B lại chưa có chứng chỉ năng lực và kinh nghiệm hoạt động xây dựng phần công việc về thủy lợi.

Ông Tân hỏi, trường hợp này công ty A ký hợp đồng thầu phụ cho công ty B với giá trị khoảng 30%/70% giá trị của công ty A đã ký với chủ đầu tư có được không?

Công ty A có phải xin phép chủ đầu tư và phải được chấp thận từ chủ đầu tư thì mới được phép ký thầu phụ với công ty B không?

Nếu công ty A và công ty B ký hợp đồng thầu phụ với nhau mà không có văn bản chấp thuận của chủ đầu tư thì có vi phạm Luật Đấu thầu không? Công ty A và công ty B là nhà thầu liên danh thì có được ký hợp đồng thầu phụ với nhau không?

Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Đỗ Xuân Trường
Đỗ Xuân Trường - 13:53 18/11/2020

Đường ra vào cửa hàng xăng dầu được coi là điểm đấu nối quốc lộ

Thông tư số 13/2020/TT-BGTVT đã bãi bỏ về khoảng cách cửa hàng xăng dầu nhưng lại vẫn để điều khoản xem điểm ra vào của cửa hàng xăng dầu như là một điểm đấu nối đường nhánh vào quốc lộ. Khoảng cách giữa 2 điểm đấu nối vào quốc lộ theo quy định tối thiểu là 1.500m, trong khi quy định cũ khoảng cách của 2 cửa hàng xăng dầu tối thiểu là 300m. Do vậy, tôi kiến nghị cơ quan chức năng xem xét bỏ quy định điểm ra vào cửa hàng xăng dầu là một điểm đấu nối đường nhánh vào quốc lộ hoặc quy định lại khoảng cách tối thiểu giữa hai điểm đấu nối vào quốc lộ hạ từ 1.500m xuống còn 300m cho phù hợp với các quy định của pháp luật. Nếu giữ quy định cửa hàng xăng dầu là một điểm đấu nối đường nhánh vào quốc lộ hoặc khoảng cách giữa hai điểm đấu nối lớn hơn 1.500m, đề nghị hướng dẫn chi tiết trong trường hợp các cửa hàng xăng dầu hiện hữu đang hoạt động đã được cấp phép từ trước khi có quy định đấu nối đường vào ra cửa hàng xăng dầu vào quốc lộ mà có khoảng cách đến các điểm đấu nối liền kề lớn hơn 300m và nhỏ hơn 1.500m.
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Nguyễn Văn Đông
Nguyễn Văn Đông - 09:01 18/11/2020

Gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế áp dụng loại hợp đồng nào?

Điểm c Khoản 1 Điều 62 Luật Đấu thầu quy định, đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn đơn giản; gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô nhỏ phải áp dụng hợp đồng trọn gói. Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định cụ thể về “dịch vụ tư vấn đơn giản”.

Tại Điểm a Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2018 của Chính phủ quy định, hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về khối lượng và đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng hoặc trong một số trường hợp chưa thể xác định được rõ khối lượng, đơn giá (như: Hợp đồng EC, EP, PC, EPC và hợp đồng chìa khóa trao tay) nhưng các bên tham gia hợp đồng có đủ năng lực kinh nghiệm để tính toán, xác định giá hợp đồng trọn gói.

Tại Điểm b Khoản 5 Điều 15 Nghị định số 37/2015/NĐ-CP ngày 22/4/2018 của Chính phủ quy định, hợp đồng theo đơn giá cố định được áp dụng cho các gói thầu tại thời điểm lựa chọn nhà thầu và đàm phán ký kết hợp đồng đã đủ điều kiện để xác định rõ về đơn giá để thực hiện các công việc theo đúng các yêu cầu của hợp đồng xây dựng, nhưng chưa xác định được chính xác khối lượng công việc.

Đối với gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng, khối lượng khảo sát chưa xác định rõ (ví dụ như khối lượng chiều sâu mũi khoan địa chất theo phân cấp đất đá), chi phí thiết kế tính bằng hệ số % x chi phí xây lắp trong khi chi phí xây lắp tại thời điểm ký hợp đồng tư vấn thiết kế chưa xác định chính xác.

Tôi xin hỏi, như vậy, đối với gói thầu tư vấn khảo sát, thiết kế xây dựng thì việc áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá cố định đã phù hợp chưa? Có thể áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói được không?

Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Võ Văn Tư
Võ Văn Tư - 14:44 17/11/2020

Lập đồ án quy hoạch phân khu có cần lấy ý kiến của Bộ?

Khoản 4 Điều 7 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị quy định:

 “Đối với những đồ án quy hoạch có quy mô dân số tương đương với đô thị loại IV trở lên tại các đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I, các đô thị có quy mô được xác định trong đồ án quy hoạch chung được phê duyệt tương đương với đô thị loại I, UBND cấp tỉnh lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồ án”.

Tại Khoản 4 Điều 2 Nghị định 11/2013/NĐ-CP giải thích từ ngữ: “Khu vực cải tạo đô thị là khu vực phát triển được đầu tư xây dựng nhằm năng cao chất lượng đô thị hiện có nhưng không làm thay đổi cơ bản cấu trúc đô thị”.

Tình hình thực tế về thành phố Biên Hòa: Thành phố Biên Hòa là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Đồng Nai vào năm 2015. Thành phố được lập điều chỉnh quy hoạch chung vào năm 2014.

Hiện nay thành phố Biên Hòa đang triển khai lập quy hoạch phân khu (tất cả các đồ án quy hoạch phân khu cho 30 phường xã thuộc thành phố) theo điều chỉnh quy hoạch chung vào năm 2014. Trong đó có 7 đồ án quy hoạch phân khu (lập mới) và các đồ án quy hoạch phân khu còn lại thuộc khu vực cải tạo đô thị.

Về các đồ án quy hoạch phân khu thuộc khu vực cải tạo đô thị, vào năm 2009, các khu vực này đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ ½.000 cho 25 phường xã được tỉnh phê duyệt. Nay đến thời kỳ lập quy hoạch phân khu cho khu vực cải tạo đô thị có quy mô dân số trên 50.000 dân cho một đồ án quy hoạch phân khu.

Tôi xin hỏi, căn cứ Điều 2 và Điều 7 Nghị định số 11/2013/NĐ-CP, thành phố Biên Hòa có các khu vực cải tạo đô thị (nêu trên) khi lập đồ án quy hoạch phân khu có quy mô dân số trên 50.000 người thì UBND tỉnh Đồng Nai có cần phải lấy ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng trước khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đồ án không?

Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top