Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Phan Việt Hiếu
Phan Việt Hiếu - 09:06 02/07/2020

Có cần ban hành quyết định riêng khi chọn nhà thầu kiểm toán?

Tại Khoản 1, Điều 9 Thông tư số 10/2020/TT-BTC ngày 20/2/2020 của Bộ Tài chính (có hiệu lực từ ngày 10/4/2020) quy định:

“1. Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A sử dụng nguồn vốn Nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán. Các dự án còn lại, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án xem xét, quyết định việc lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập để kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành.

Chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về đấu thầu và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng”.

Theo tôi hiểu, khi người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu (có gói thầu kiểm toán độc lập) tức là người có thẩm quyền đã xem xét, quyết định việc lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập cho dự án và thể hiện cụ thể vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Hình thức lựa chọn, giá gói thầu, thời gian lựa chọn nhà thầu… Khi đó chủ đầu tư tổ chức lựa chọn nhà thầu kiểm toán theo đúng kế hoạch lựa chọn nhà thầu được duyệt và ký kết hợp đồng kiểm toán theo đúng quy định của pháp luật về hợp đồng.

Tôi, đơn vị chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án cùng hiểu và giải trình với các cơ quan thẩm tra quyết toán tại địa phương như vậy. Tuy nhiên cơ quan thẩm tra yêu cầu người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án phải có văn bản quyết định việc lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập cho dự án.

Xin hỏi, tôi, đơn vị chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định phê duyệt đầu tư dự án đã hiểu và thực hiện đúng quy định hay chưa? Cơ quan thẩm tra quyết toán tại địa phương yêu cầu người có thẩm quyền phải có văn bản quyết định việc lựa chọn nhà thầu kiểm toán độc lập cho dự án có cần thiết không?

Về cách xác định chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán, tại Khoản 1, Điều 20 Thông tư số 10/2020/TT-BTC quy định: “Chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành là chi phí tối đa được xác định trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt hoặc tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án sau khi loại trừ chi phí dự phòng (sau đây gọi chung là tổng mức đầu tư của dự án sau loại trừ) và tỷ lệ quy định tại bảng định mức chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán”.

Tôi xin hỏi, đối với các dự án sau khi phê duyệt dự án và tổng mức đầu tư, trong quá trình triển khai dự án, dự án phát sinh công việc và tiến hành điều chỉnh dự toán/tổng dự toán bằng cách lấy một phần hoặc toàn bộ chi phí dự phòng để phục vụ phát sinh công việc, nghĩa là khi đó dự án đã dùng hết chi phí dự phòng. Như vậy, trường hợp này nếu xác định chi phí kiểm toán độc lập và chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo Khoản 1, Điều 20 là dựa trên cơ sở tổng mức đầu tư được duyệt hoặc tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án sau khi loại trừ chi phí dự phòng để xác định thì có phù hợp hay không? Hay được phép dùng dự toán/tổng dự toán để tra định mức vì bản chất đã dùng đến chi phí dự phòng?

Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Trần Thị Quỳnh
Trần Thị Quỳnh - 09:01 02/07/2020

Bộ LĐTB&XH đang tổng hợp vướng mắc về triển khai hỗ trợ do Covid-19

Tôi làm việc trong doanh nghiệp và nghỉ việc không hưởng lương tháng 4/2020 theo yêu cầu về giãn cách xã hội. Doanh nghiệp tôi đã làm thủ tục hưởng trợ cấp cho người lao động nghỉ tháng 4/2020, nhưng bị trả lại hồ sơ với lý do là doanh nghiệp vẫn còn quỹ phúc lợi có thể chi trả.

Như vậy, tôi và những người lao động không hưởng lương tháng 4 không được nhận trợ cấp của Chính phủ và đồng thời cũng không nhận được lương từ doanh nghiệp do đã có biên bản thỏa thuận nghỉ việc không hưởng lương giữa người lao động và doanh nghiệp.

Tôi thấy bất hợp lý vì người lao động được trả lương từ doanh nghiệp thì mới làm thủ tục xin trợ cấp, nhưng Chính phủ lại đặt điều kiện, doanh nghiệp không còn khả năng chi trả mới trợ cấp cho người lao động. Doanh nghiệp không đạt điều kiện thì coi như người lao động không được nhận trợ cấp. Kết quả là người lao động chịu thiệt thòi.

Đề nghị cơ quan chức năng xem xét, điều chỉnh chính sách cho hợp lý và đúng với tiêu chí an sinh xã hội đã đặt ra.

Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Nguyễn Mạnh Hùng
Nguyễn Mạnh Hùng - 08:58 02/07/2020

Giám sát thi công hạng II có được giám sát công trình cấp I?

Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng có nội dung: "Hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề". Như vậy, có thể hiểu chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II được tham gia giám sát một phần công việc của công trình cấp I.

Nghị định 100/2018/NĐ-CP chỉnh sửa lại "Hạng II: Được làm giám sát trưởng công trình cấp II trở xuống; được làm giám sát viên thi công các công trình cùng loại với các công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề".

Tôi xin hỏi, chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II có còn được giám sát một phần công việc của công trình cấp I nữa không?

Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Ngô Minh Phúc
Ngô Minh Phúc - 08:51 01/07/2020

Cách tính chi phí lắp đặt đường dây và trạm biến áp

Ngày 9/10/2017, Bộ Công Thương có Văn bản số 9335/BCT-ĐL về việc hướng dẫn áp dụng bộ định mức chuyên ngành 4970 lắp đặt đường dây điện và trạm biến áp. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn tại mục 2 đang tạo cách hiểu khác nhau về áp dụng định mức này.

Cụ thể như sau, theo quy định tại Thông tư 06/2016/TT-BXD (cũ) và Thông tư 09/2019/TT-BXD (hiện hành) hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng, chi phí trực tiếp (T) bao gồm:

Vật liệu chính (VLC) + Vật liệu phụ (VLP) + Nhân công (NC) + Máy thi công (MTC), tức là: T = VLC + VLP + NC+ MTC

Các chi phí gián tiếp sẽ được tính theo chi phí trực tiếp (T) nhân với tỷ lệ quy định (chi phí chung, nhà tạm, thu nhập chịu thuế tính trước,...).

Trong khi định mức 4970 nêu vật liệu trong bộ định mức 4970 là vật liệu phụ để lắp đặt chưa bao gồm vật liệu chính cấu thành đối tượng lắp đặt. Do đó, cách tính chi phí trực tiếp hiện nay được hiểu theo 2 cách khác nhau như sau:

- Cách 1: Các chi phí gián tiếp tính thông qua chi phí trực tiếp hiểu như hướng dẫn các thông tư nêu trên của Bộ Xây dựng: T = VLC + VLP + NC + MTC

- Cách 2: Các chi phí gián tiếp tính thông qua chi phí trực tiếp không tính vật liệu chính cấu thành đối tượng, cụ thể: T = VLP + NC + MTC (một số đơn vị chuyên ngành đang hướng dẫn và thực hiện theo cách này).

Đề nghị Bộ Công Thương hướng dẫn rõ thêm để thực hiện đúng quy định. 

Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Nguyễn Thị Thịnh
Nguyễn Thị Thịnh - 08:45 01/07/2020

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất được quy định thế nào?

Luật Đất đai quy định việc chuyển mục đích sử dụng đất chỉ căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và nhu cầu thể hiện trong đơn. Hiện nay ở tỉnh Vĩnh Phúc trong kế hoạch sử dụng đất ghi còn chung chung, xã này được chuyển mục đích sang đất ở ở khu dân cư là 10ha nhưng không ghi vị trí cụ thể (không ghi tờ thửa cụ thể), dẫn đến nhiều người không thực sự có nhu cầu xây nhà ở vẫn xin chuyển mục đích để bán nhằm chuộc lợi (như chuyển từ đất rừng sang đất ở, đất ao, vườn,... sang đất ở)... Theo tôi cơ quan chức năng nên quy định điều kiện cụ thể để chuyển mục đích sử dụng đất? Sau khi chuyển ít nhất 5 năm, 10 năm… mới được bán; hoặc chậm nhất sau 3 năm, 5 năm phải xây nhà, không thực hiện được thì hủy quyết định cho phép chuyển mục đích.
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Hoàng Thị Hằng
Hoàng Thị Hằng - 16:07 30/06/2020

Một số địa phương mở rộng đối tượng được hỗ trợ do Covid-19

Tôi ký hợp đồng lao động từ 1/8/2019 đến ngày 1/6/2020 tại trường mầm non tư thục tỉnh Đắk Lắk, do dịch Covid-19 nên trường đã tạm hoãn hợp đồng lao động và tôi đã nghỉ làm, không hưởng lương từ ngày 3/2/2020 đến ngày 30/4/2020. Vậy, tôi có thuộc diện được hưởng trợ cấp hay hỗ trợ từ tỉnh không?
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Nguyễn Anh Tuấn
Nguyễn Anh Tuấn - 15:57 30/06/2020

Kỹ sư công trình giao thông có được cấp chứng chỉ hạ tầng kỹ thuật?

Điều 48 Nghị định 100/2018/NĐ-CP có để nội dung chứng chỉ thiết kế xây dựng công trình giao thông; thiết kế xây dựng công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn; thiết kế xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật chung với nhau. Tôi xin hỏi, vậy chứng chỉ khi được cấp là có chung 3 lĩnh vực này không, hay là 3 lĩnh vực khác nhau? Nếu không thì kỹ sư xây dựng công trình giao thông có được cấp chứng chỉ hạ tầng kỹ thuật không?
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Nguyễn Quốc Thịnh
Nguyễn Quốc Thịnh - 09:04 30/06/2020

Quyền sử dụng đất của người Việt định cư nước ngoài

Vợ chồng tôi đang định cư ở Đức, nhưng còn mang quốc tịch và hộ chiếu Việt Nam. Vợ chồng tôi muốn mua đất ở Việt Nam để sau này về làm nhà ở dưỡng già. Xin hỏi, vợ chồng tôi có được đứng tên trên sổ đỏ không?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Công ty CP Tư vấn Đô thị Việt Nam – Vinacity
Công ty CP Tư vấn Đô thị Việt Nam – Vinacity - 09:01 30/06/2020

Yêu cầu về hồ sơ đối với chỉ định thầu rút gọn qua mạng

Theo quy định tại Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Thông tư số 10/2015/TT-BKHĐT ngày 26/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư:

“5. Phương thức lựa chọn nhà thầu:

a) Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

… - Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp; trường hợp gói thầu áp dụng theo quy trình chỉ định thầu rút gọn thì không ghi nội dung này”.

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 56 Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13:

“2. Đối với gói thầu trong hạn mức chỉ định thầu theo quy định tại Điều 54 của Nghị định này:

a) Bên mời thầu căn cứ vào mục tiêu, phạm vi công việc, dự toán được duyệt để chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu được chủ đầu tư xác định có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu. Nội dung dự thảo hợp đồng bao gồm các yêu cầu về phạm vi, nội dung công việc cần thực hiện, thời gian thực hiện, chất lượng công việc cần đạt được, giá trị tương ứng và các nội dung cần thiết khác;

b) Trên cơ sở dự thảo hợp đồng, bên mời thầu và nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng làm cơ sở để phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng”.

Khoản 2, Điều 28 Luật Đấu thầu 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 quy định:

“Điều 28. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ

1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ được áp dụng trong các trường hợp sau đây:

c) Chỉ định thầu đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp;

d) Mua sắm trực tiếp đối với gói thầu mua sắm hàng hóa;

đ) Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư.

2. Nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu”.

Như vậy phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ đối với chỉ định thầu được hiểu là nhà thầu nộp hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính.

Hiện nay khi Công ty chúng tôi đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống thì toàn bộ gói chỉ định thầu rút gọn được mặc định là “một giai đoạn một túi hồ sơ”.

Xin hỏi, “một giai đoạn một túi hồ sơ” trong trường hợp này (chỉ định thầu rút gọn) là đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính hay là Biên bản thương thảo hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu?

Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Trần Thị Quỳnh
Trần Thị Quỳnh - 15:54 29/06/2020

Đối tượng được kê khai hỗ trợ theo Nghị quyết 42

Trường hợp người lao động làm việc trong tại các quán ăn, nhà nghỉ có giao kết hợp đồng lao động nhưng không được đóng BHXH thì những đối tượng này có được kê khai theo nhóm đối tượng không có giao kết hợp đồng lao động đề nghị hỗ trợ theo Nghị Quyết 42/NQ-CP không?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Sơn Thị Bích Nhi
Sơn Thị Bích Nhi - 09:46 29/06/2020

Công trình có hạng mục PCCC, chọn nhà thầu thế nào?

Đơn vị của tôi lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế công trình nhà làm việc cho các đơn vị Điện lực. Công trình có hạng mục phòng cháy, chữa cháy (PCCC), nhưng trong hồ sơ mời thầu đơn vị chỉ yêu cầu nhà thầu phải có nhân sự với chứng chỉ hành nghề PCCC mà không yêu cầu đối với hạng mục PCCC nhà thầu thiết kế phải có giấy xác nhận kinh doanh dịch vụ PCCC. Khi nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu, nhà thầu có nhân sự hành nghề PCCC theo quy định của hồ sơ mời thầu và nhà thầu được chọn trúng thầu. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế, do công trình thuộc danh sách công trình Tham chiếu tại Khoản 4, Điều 4 của Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, Phụ lục IV: Danh mục dự án, công trình do cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt thiết kế về PCCC, nhà thầu gửi công văn đến đơn vị đề nghị xin sử dụng nhà thầu phụ (có giấy xác nhận kinh doanh dịch vụ PCCC) để thiết kế hạng mục PCCC, để trình thẩm duyệt PCCC đúng quy định. Xin hỏi, việc đơn vị tôi chấp thuận cho nhà thầu sử dụng thầu phụ có đúng quy định hay không? Công trình có hạng mục PCCC và nằm trong danh mục thẩm duyệt PCCC, nhưng chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không có năng lực về kinh doanh dịch vụ PCCC có đúng không? Nhà thầu chính (nhà thầu thiết kế công trình xây dựng) có bắt buộc phải có giấy xác nhận kinh doanh dịch vụ PCCC không?
Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top