Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi

Nguyễn Thị Hương
Nguyễn Thị Hương - 10:31 28/02/2020

Có được chuyển hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đến nơi ở mới?

Tôi là đối tượng gián tiếp bị nhiễm chất độc hóa học, nhận trợ cấp hàng tháng từ năm 2002. Năm 2014, tôi lấy chồng tại tỉnh Thanh Hóa nên làm đơn xin chuyển hồ sơ nhận trợ cấp về quê chồng. Tuy nhiên, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An yêu cầu viết cam kết, nếu tỉnh Thanh Hóa không tiếp nhận hồ sơ mà trả về Nghệ An thì tôi bị cắt hưởng chế độ và không thắc mắc gì. Tôi xin hỏi, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An yêu cầu như vậy có đúng không?
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Phùng Thị Mai Hương
Phùng Thị Mai Hương - 10:30 28/02/2020

Có thể xây dựng bậc lương tiếp theo khi người lao động đã ở bậc cao nhất?

Hàng năm, công ty TNHH của tôi tự xây dựng thang bảng lương nộp tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, có 9 nhóm nghề, mỗi nhóm có 8 bậc. Vậy, khi người lao động ở mức bậc cao nhất thì bậc tiếp theo phải xây dựng thang bảng lương mới như thế nào? Giám đốc đóng BHXH, khi tăng bậc tăng mức đóng thì có phải làm thủ tục gì không?
Xem chi tiết

Bảo hiểm – Trợ cấp xã hội

Nguyễn Hải
Nguyễn Hải - 10:27 28/02/2020

Cách tính mức hưởng trợ cấp khu vực một lần

Tôi là công chức đã nghỉ hưu, đóng BHXH liên tục được 41 năm 3 tháng. Trong quá trình công tác liên tục tôi có thời gian làm nhiệm vụ Quốc tế tại chiến trường K từ tháng 7/1979 đến tháng 7/1983 (49 tháng), cấp bậc: Trung sĩ. Tại điểm b khoản 2 Điều 31 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH, ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn một số Điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc hướng dẫn cách tính mức trợ cấp một lần đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 21 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được tính như sau: ∑N = ij (0,4 x Hi x Tj x 15%) x Lmin. Theo cách tính đó BHXH địa phương chi trả trợ cấp khu vực một lần cho tôi như sau: 0,7 x 49 x 15% x 1.490.000 x 0,4 = 3.066.420đ . Trong đó: 0,7 là hệ số phụ cấp khu vực chiến trường K; 49 là số tháng tham gia chiến đấu tại chiến trường K; 15% là tỉ lệ đóng BHXH; 1.490.000đ là mức tiền lương cơ sở; 0,4 là hệ số phụ cấp quân hàm binh nhì. Vậy, đối với trường hợp của tôi có thời gian tham gia chiến đấu tại chiến trường K với quân hàm Trung sĩ (hạ sĩ quan), nhưng BHXH địa phương tính mức chi trả có nhân với hệ số 0,4 (là hệ số phụ cấp quân hàm binh nhì) và tính như vậy có đúng không? Theo giải thích của BHXH địa phương thì từ cấp bậc hạ sĩ quan đến binh nhì đều phải tính theo công thức trên có đúng không?
Xem chi tiết
Nguyễn Văn Chính
Nguyễn Văn Chính - 10:13 28/02/2020

Tiêu chuẩn khen thưởng Huân chương Chiến công hạng Ba

Tôi nhập ngũ tháng 3/1979, phục viên tháng 6/1984. Căn cứ Hướng dẫn số 124/HD-CT ngày 22/1/2015 của Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam về việc tiếp tục giải quyết khen thưởng thành tích trong các cuộc kháng chiến, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, Lào và tuyến 1 biên giới phía Bắc, hải đảo xa, ông có thời gian 5 năm 1 tháng làm nhiệm vụ ở tuyến 1 biên giới phía Bắc; thuộc Trung đoàn 148, Sư đoàn 316, đơn vị đóng quân ở xã Xuân Quang, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Tháng 7/2016 tôi đã làm thủ tục kê khai thành tích làm nhiệm vụ ở tuyến 1 biên giới phía Bắc và photo hồ sơ gửi Ban Chỉ huy quân sự phường Minh Nông, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ nhưng đến nay tôi vẫn chưa được tiêu chẩn khen thưởng “Huân chương Chiến công hạng Ba” như Hướng dẫn số 124/HD-CT. Xin hỏi, thời gian công tác trong quân đội ở tuyến 1 biên giới phía Bắc của tôi có được tiêu chuẩn khen thưởng “Huân chương Chiến công hạng Ba” không?
Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Huỳnh Anh
Huỳnh Anh - 10:05 28/02/2020

Hiệu trưởng, hiệu phó trường mầm non có phải tham gia giảng dạy?

Mục 4, Điều 4 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT quy định, đối với hiệu trưởng và phó hiệu trưởng, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng theo quy định tại Điều lệ trường mầm non, hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục (dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường) 2 giờ trong một tuần; phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần. Tại địa phương tôi có một số trường cho rằng, cụm từ “dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường” chỉ áp dụng với hiệu trưởng, còn phó hiệu trưởng phải dạy lớp, không được thay thế bằng dự giờ dạy trẻ của giáo viên. Xin hỏi, cụm từ “phó hiệu trưởng phải trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 4 giờ trong một tuần” có được hiểu là dạy trẻ hoặc dự giờ dạy trẻ của giáo viên trong trường như của hiệu trưởng hay không?
Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Trần Xoa
Trần Xoa - 10:03 28/02/2020

Tiền lương dạy thêm giờ tính theo số giờ hay tiết dạy?

Đối với giáo viên THCS thì số giờ được tính tăng giờ là số tiết dạy tăng thêm hay phải quy đổi số tiết dạy đó (45 phút/tiết) thành giờ? Ví dụ, giáo viên tăng 2 tiết/tuần thì được tính số tiết dạy này nhân (x) với số tiền của 1 giờ dạy hay phải quy đổi thành 1,5 giờ rồi nhân (x) với số tiền 1 giờ dạy?
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Lê Trung Hưng, Công ty CP Tư vấn Đô thị Việt Nam – Vinacity
Lê Trung Hưng, Công ty CP Tư vấn Đô thị Việt Nam – Vinacity - 10:02 28/02/2020

Chủ đầu tư có được tự quyết sử dụng chi phí dự phòng?

Khoản 4 Điều 7, Điểm b Khoản 1 Điều 28 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về quản lý chi phi đầu tư xây dựng công trình quy định:

“Điều 7. Điều chỉnh tổng mức đầu tư xây dựng

4. Người quyết định đầu tư quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng của dự án đầu tư xây dựng.

Điều 28. Quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người quyết định đầu tư

1. Người quyết định đầu tư có các quyền sau đây:

b) Quyết định việc sử dụng chi phí dự phòng (trừ trường hợp dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật)”.

Xin hỏi, trong trường hợp giá gói thầu đã có chi phí dự phòng và trong hợp đồng thi công xây dựng (đối với hợp đồng đơn giá cố định hoặc điều chỉnh) bao gồm chi phí dự phòng thì Chủ đầu tư có được quyền quyết định sử dụng chi phí dự phòng này hay vẫn phải trình người quyết định đầu tư quyết định?

Ngoài ra, theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 68/2019/NĐ-CP ngày 14/8/2019 của Chính phủ về việc quy định chi tiết về quản lý chi phi đầu tư xây dựng công trình quy định:

“Điều 8. Nội dung dự toán xây dựng

2. Đối với dự án có nhiều công trình xây dựng, chủ đầu tư xác định dự toán xây dựng của dự án theo từng công trình.

Nội dung dự toán xây dựng công trình gồm: chi phí xây dựng của công trình; chi phí thiết bị của công trình; các chi phí tư vấn đầu tư xây dựng của công trình; các chi phí khác liên quan đến công trình và chi phí dự phòng của công trình”.

Xin hỏi, trong trường hợp Công ty tôi lập dự toán xây dựng công trình cho dự án có nhiều công trình thì áp dụng định chi phí tư vấn của dự án hay cho từng công trình?

Xem chi tiết

Bảo hiểm – Trợ cấp xã hội

Ngô Cẩm Tú
Ngô Cẩm Tú - 10:02 28/02/2020

Khai man, giả mạo hồ sơ người có công, xử lý thế nào?

Bà Võ Thị Cháu, xã Trung Lộc huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh có quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng nuôi dưỡng liệt sĩ từ tháng 8/2017. Sau 1 tháng, kinh phí chuyển về xã Trung Lộc, bà Cháu từ chối nhận tiền do gia đình chưa có sự đồng thuận. Sau đó bà Cháu làm đơn, cán bộ chính sách đã chuyển trả lại kinh phí kèm đơn của bà, tờ trình của UBND xã gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Can Lộc. Phòng đã làm văn bản đề nghị Sở xem xét thu hồi chế độ của bà nhưng chưa có ý kiến phản hồi. Phòng đã phối hợp với UBND xã Trung Lộc xác minh việc hưởng chế độ của bà Cháu có đúng với quy định của pháp luật không. Qua xác minh phát hiện bà Cháu chưa có đủ 10 năm nuôi dưỡng liệt sĩ để hưởng trợ cấp hàng tháng. Vậy, khi đã có quyết định hưởng mà phát hiện hưởng sai thì có chi trả chế độ không?
Xem chi tiết

Văn hóa – Xã hội

Giang Thị Thảo
Giang Thị Thảo - 10:00 28/02/2020

Trình độ đào tạo chỉ là 1 tiêu chí trong tiêu chuẩn giáo viên

Khi tốt nghiệp cao đẳng, tôi công tác ở trường liên cấp 2-3, giảng dạy bộ môn Văn-Sử. Năm 1998, tôi học liên thông đại học chuyên ngành lịch sử hệ tại chức, sau đó tôi được phân công giảng dạy môn Lịch sử THPT. Năm 2001, trường cấp 2-3 tách thành 2 trường là THCS và THPT, tôi được phân công về làm phó Hiệu trưởng tại trường THCS. Tháng 10/2008, tôi được bổ nhiệm vào ngạch lương giáo viên THCS chính và nay được chuyển sang hạng II THCS, đang hưởng bậc 8, hệ số 4,65. Hiện nay tôi đang là Hiệu trưởng trường THCS và đã tốt nghiệp Thạc sĩ quản lý giáo dục. Xin hỏi, tôi có được coi tương đương với giáo viên THPT hạng III không? Về bằng cấp và ngạch bậc bà có đủ điều kiện để bổ nhiệm Giám đốc Trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên của huyện không?

Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Vũ Hoàng Khôi
Vũ Hoàng Khôi - 09:57 28/02/2020

Nhận nhà bao lâu thì được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu?

Tại Điều 4.3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai quy định: “Hành vi của chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản không nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất hoặc không cung cấp, cung cấp không đầy đủ giấy tờ cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất tự nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại khoản 7 Điều 26 của Luật Nhà ở và khoản 4 Điều 13 của Luật Kinh doanh bất động sản; nhưng sau thời hạn quy định chủ đầu tư đã khắc phục sai phạm. Thời điểm kết thúc hành vi vi phạm quy định tại điểm này là thời điểm đã nộp hồ sơ hoặc đã cung cấp đầy đủ giấy tờ cho người mua, thuê mua nhà, công trình xây dựng, người nhận chuyển quyền sử dụng đất để tự nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận theo quy định”. Xin hỏi, “Không nộp hồ sơ để làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho người mua” được hiểu như thế nào? Theo tooi được biết, để có thể xin cấp giấy chứng nhận căn hộ thì chủ đầu tư sẽ làm các thủ tục như: Cấp số nhà, chứng nhận đủ điều kiện cấp sổ tại Sở Tài nguyên và Môi trường, thời điểm nộp hồ sơ ở Văn phòng Đăng ký đất đai. Thời điểm Chủ đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp số nhà hay thủ tục đủ điều kiện tại Sở Tài nguyên và Môi trường hay nộp hồ sơ tại Văn phòng Đăng ký đất đai là thời điểm được xem chủ đầu tư đã nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận vì trên thực tế việc chậm trễ cấp Giấy chứng nhận không chỉ có lý do từ chủ đầu tư mà còn cả lý do từ cơ quan nhà nước.
Xem chi tiết

Xây dựng - Nông nghiệp - Môi trường

Nguyễn Văn Quang
Nguyễn Văn Quang - 09:56 28/02/2020

Chuyên môn nào phù hợp để được cấp chứng chỉ quản lý dự án?

Tôi tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải ngành Xây dựng cầu đường, đang làm tại Ban quản lý dự án của huyện được 7 năm. Tôi đã có giấy chứng nhận đào tạo nghiệp vụ Quản lý dự án, đã có chứng chỉ hành nghề kỹ sư định giá hạng 2, đã có chứng chỉ hành nghề Quản lý dự án công trình giao thông hạng 2. Trong thời gian làm tại Ban quản lý dự án, tôi đã tham gia quản lý nhiều dự án xây dựng dân dụng và công nghiệp cấp 3 (trên 3 dự án) và nhiều dự án Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (trên 3 dự án). Xin hỏi, tôi có đủ điều kiện để tham gia thi sát hạch chứng chỉ hành nghề quản lý dự án công trình Xây dựng dân dụng và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn không? Việc cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án phân theo chuyên ngành là dựa trên quy định nào (một số Sở Xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề Quản lý dự án theo chuyên nghành ghi trên bằng đại học)?
Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top