Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi thuộc lĩnh vực:

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Nguyễn Đoàn Hoàng
Nguyễn Đoàn Hoàng - 07:05 29/04/2024

Dự án nào nhà đầu tư phải thực hiện ký quỹ?

Khoản 4 Điều 77 Luật Đầu tư 2020 quy định: "Dự án đầu tư đã thực hiện hoặc được chấp thuận, cho phép thực hiện theo quy định của pháp luật trước ngày 01 tháng 7 năm 2015 mà thuộc diện bảo đảm thực hiện dự án đầu tư theo quy định của Luật này thì không phải ký quỹ hoặc bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ. Trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, chuyển mục đích sử dụng đất sau khi Luật này có hiệu lực thì phải thực hiện ký quỹ hoặc phải có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ theo quy định của Luật này". Tôi xin hỏi, trường hợp nhà đầu tư điều chỉnh mục tiêu, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, chuyển mục đích sử dụng đất sau khi Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực thì phải thực hiện ký quỹ chỉ áp dụng với các dự án được chấp thuận trước ngày 1/7/2015 hay áp dụng cả với các dự án kể từ sau ngày 1/7/2015?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Võ Thị Luyến
Võ Thị Luyến - 14:05 27/04/2024

Cổ phần ưu đãi gồm những loại nào?

Điểm d Khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp quy định cổ phần ưu đãi gồm cổ phần ưu đãi khác theo quy định tại Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán. Quy định này có thể được giải thích như sau: Một công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi loại khác nếu có quy định về loại cổ phần đó trong cả điều lệ và pháp luật về chứng khoán. Pháp luật về chứng khoán hiện hành không quy định về loại cổ phần ưu đãi khác nào. Điều lệ công ty không thể quy định về một loại cổ phần khác nếu pháp luật chứng khoán không có quy định. Do đó, công ty cổ phần chỉ có thể có các loại cổ phần ưu đãi đã được quy định cụ thể tại Luật Doanh nghiệp (gồm cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi biểu quyết) mà không thể có loại cổ phần ưu đãi khác nào. Tuy nhiên, các công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng chào bán cổ phần riêng lẻ hoặc chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu (không chào bán cổ phần ra công chúng) không chịu sự điều chỉnh của pháp luật về chứng khoán. Tôi xin hỏi, các công ty cổ phần đó có thể có loại cổ phần khác theo quy định của điều lệ hay không (bất kể pháp luật về chứng khoán có quy định hay không)?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Hoàng Xuân Hòa
Hoàng Xuân Hòa - 10:27 26/04/2024

Căn cứ đánh giá hợp đồng tương tự trong hồ sơ dự thầu

Hiện nay, đơn vị tôi (bên mời thầu) đang đánh giá hồ sơ dự thầu xây dựng, trong đó hồ sơ yêu cầu về nội dung hợp đồng tương tự, quy định: “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến thời điểm đóng thầu, nhà thầu đã hoàn thành tối thiểu 1 công trình có: loại kết cấu công trình giao thông, kết cấu mặt đường thảm nhựa, được đầu tư từ vốn ngân sách Nhà nước, cấp IV có giá trị là: 1.330.597.000 VND với tư cách là nhà thầu chính (độc lập hoặc thành viên liên danh), nhà thầu quản lý hoặc nhà thầu phụ”. Nhà thầu A tham dự gói thầu với tư cách nhà thầu độc lập. Theo nội dung hồ sơ dự thầu của nhà thầu A đã nộp, nhà thầu kê khai đề xuất 02 hợp đồng tương tự như sau: Hợp đồng tương tự số 1 là hợp đồng công trình giao thông cấp IV có đầy đủ kết cấu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, tuy nhiên phần nội dung yêu cầu về tính chất hạng mục tương tự (là thi công kết cấu mặt đường thảm nhựa) thì nhà thầu A không thi công, phần công việc này do nhà thầu liên danh khác thi công. Do hợp đồng số 01 này nhà thầu không thi công hạng mục thảm nhựa như yêu cầu trong hồ sơ mời thầu. Nhà thầu đề xuất thêm 01 hợp đồng tương tự số 02 với tính chất tương tự theo yêu cầu hồ sơ mời thầu (hợp đồng này nhà thầu có thi công mặt đường bê tông nhựa) nhưng giá trị thấp hơn giá trị yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Cho tôi hỏi, trường hợp nhà thầu A đề xuất dự thầu gồm hợp đồng số 01 và hợp đồng số 02 như trên có được đánh giá là đáp ứng yêu cầu về hợp đồng tương tự của yêu cầu hồ sơ mời thầu hay không?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Nguyễn Thị Diễm Hương
Nguyễn Thị Diễm Hương - 09:51 26/04/2024

Kinh doanh mỹ phẩm chưa được cấp phép bị xử phạt thế nào?

Thông tư số 06/2011/TT-BYT của Bộ Y tế có quy định, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường là tổ chức, cá nhân đứng tên trên hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm và chịu trách nhiệm về sản phẩm mỹ phẩm đó trên thị trường. Tôi xin hỏi, vậy nếu tôi kinh doanh bán mỹ phẩm (không phải sản xuất, công bố mỹ phẩm) khi chưa được công bố thì tôi có bị phạt không?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Đỗ Minh Trí
Đỗ Minh Trí - 14:05 25/04/2024

Có được bổ sung thiết bị ngoài chủ trương đầu tư?

Tôi đang thực hiện dự án có vốn đầu tư công, tổng mức đầu tư khoảng 8 tỷ đồng. Dự án chỉ cần lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, nội dung quy mô đầu tư theo chủ trương đầu tư (chưa có nội dung về thiết bị). Khi trình thẩm định dự án, chủ đầu tư bổ sung phần thiết bị nằm ngoài quy mô đầu tư (trong chủ trương đầu tư không có), tuy nhiên chi phí toàn bộ dự án không vượt tổng mức đầu tư. Tôi xin hỏi, đối với trường hợp này thì người quyết định đầu tư có được phép phê duyệt, bổ sung phần thiết bị sau khi có báo cáo từ cơ quan chủ trì thẩm định không? Cơ quan chủ trì thẩm định có ý kiến, phần thiết bị này không phù hợp với quy mô đầu tư theo chủ trương đầu tư. Tuy nhiên, việc bổ sung thiết bị là cấp thiết đã được nêu trong biên bản làm việc và báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư giữa cơ quan báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và cơ quan thẩm định báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư và không vượt tổng mức đầu tư theo chủ trương đầu tư được phê duyệt.
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Đàm Văn Tiến
Đàm Văn Tiến - 15:48 24/04/2024

Quy định về việc tiếp tục kinh doanh trở lại của hợp tác xã

Ngày 11/3/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành Công văn số 1502/BKHĐT-ĐKKD về việc đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã đăng thông báo tạm dừng kinh doanh của hợp tác xã. Tuy nhiên, nội dung văn bản mang tính hình thức, vận dụng quy định pháp luật một cách cứng nhắc, chưa phù hợp với chủ trương, chính sách khuyến khích hợp tác xã hoạt động trở lại (trong khi đó cùng là tổ chức kinh tế nhưng các doanh nghiệp lại có thể đăng ký hoạt động trước thời hạn). Để tháo gỡ khó khăn nêu trên cho các hợp tác xã, tôi mong muốn cơ quan chức năng xem xét, nghiên cứu, ban hành văn bản cho phép vận dụng các quy định của Luật Doanh nghiệp về thủ tục kinh doanh trước thời hạn đối với hợp tác xã đang tạm dừng kinh doanh có nguyện vọng hoạt động trước thời hạn.
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Lê Thị Tường Vy
Lê Thị Tường Vy - 10:05 24/04/2024

Đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh thế nào?

Tôi làm việc tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức kinh tế có 99% vốn đầu tư nước ngoài làm chủ sở hữu. Trước đây, công ty tôi đã hoàn tất đăng ký ngành, nghề kinh doanh đối với hoạt động đại lý ô tô như sau: - Tên ngành, nghề kinh doanh: Đại lý ô tô và xe có động cơ khác; chi tiết: Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 61111); - Mã ngành: 4513. Hiện tại, công ty có nhu cầu bổ sung hoạt động kinh doanh môi giới ô tô loại đã qua sử dụng. Cụ thể, hoạt động kinh doanh thực tế của công ty là trung gian cho các nhà cung cấp, các cá nhân, doanh nghiệp cung cấp ô tô đã qua sử dụng (nhà cung cấp) và các cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua ô tô đã qua sử dụng (khách hàng). Theo đó, công ty giới thiệu khách hàng cho nhà cung cấp tương ứng với yêu cầu của khách hàng và/hoặc ngược lại. Khi các bên giao dịch thành công, công ty sẽ được hưởng hoa hồng cho việc giới thiệu này. Với nhu cầu hoạt động kinh doanh thực tế của công ty như trên và đối chiếu với Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 6/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, công ty nhận thấy việc đăng ký hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng vào ngành, nghề kinh doanh với mã VSIC 4513 là phù hợp. Do đó, công ty đã thực hiện đăng ký bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh như sau: - Tên ngành, nghề kinh doanh được sửa đổi chi tiết: Đại lý ô tô và xe có động cơ khác; chi tiết: Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 61111), hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng; - Mã ngành: 4513. Tuy nhiên, Phòng Đăng ký kinh doanh ra thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, yêu cầu công ty sửa đổi, bổ sung hồ sơ như sau: "Phòng Đăng ký kinh doanh đề nghị doanh nghiệp điều chỉnh chi tiết ngành nghề kinh doanh dự định bổ sung "Hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng" vào mã ngành 7490 (Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chưa được phân vào đâu) với chi tiết như sau: Chi tiết: Hoạt động môi giới thương mại". Tôi xin hỏi, với mục tiêu hoạt động môi giới ô tô loại đã qua sử dụng đã đề cập trên, thì công ty đăng ký ngành, nghề kinh doanh với mã VSIC nào thì phù hợp?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Dương Kim Loan
Dương Kim Loan - 09:05 24/04/2024

Dự án nào được ký kết hợp đồng BOO?

Căn cứ Luật Đầu tư thì hợp đồng dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP) là thỏa thuận bằng văn bản giữa cơ quan ký kết hợp đồng với nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về việc Nhà nước nhượng quyền cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP thực hiện dự án PPP theo quy định của Luật này, trong đó có một loại hợp đồng là hợp đồng: Xây dựng - Sở hữu - Kinh doanh (Build - Own - Operate, hợp đồng BOO). Tôi xin hỏi, vậy những dự án nào thì được ký kết hợp đồng BOO?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Lê Minh Trực
Lê Minh Trực - 10:33 23/04/2024

Căn cứ ghi hạn sử dụng của mỹ phẩm

Công ty tôi đặt mua 200 kg phuy đóng gói từ công ty sản xuất mỹ phẩm nước ngoài theo hợp đồng (đặt hàng riêng, công ty sản xuất không cung cấp cho đơn vị nào khác, không bán ra thị trường ở dạng thương phẩm), nhập khẩu về Việt Nam dưới dạng bán thành phẩm (thương hiệu của công ty). Sau đó, công ty tôi thực hiện chiết rót, đóng chai, dán nhãn và đóng gói thành phẩm tại nhà máy của công ty. Công ty đăng ký công bố mỹ phẩm đầy đủ và chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm ra thị trường. Xin hỏi, sản phẩm của công ty tôi được đóng chai, dán nhãn và đóng gói thương phẩm lần đầu (không phải san chia, sang chiết hay đóng gói lại từ sản phẩm thương phẩm) thì có thuộc trường hợp san chia, sang chiết, đóng gói lại quy định tại Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP không? Tôi có bị buộc phải ghi ngày san chia, sang chiết, đóng gói trên nhãn sản phẩm không? Trường hợp bán thành phẩm nhập về số lượng lớn, thời gian đóng chai và đóng gói xuất xưởng cách ngày sản xuất bán thành phẩm một khoảng thời gian nhất định (3-6 tháng) thì ngày sản xuất in trên bao bì có thể ghi ngày hoàn thành đóng gói không? Đối với ghi hạn sử dụng trong trường hợp nêu trên, nếu sản phẩm đã có hồ sơ nghiên cứu độ ổn định tại các đơn vị kiểm nghiệm có năng lực và báo cáo kết luận thời hạn sử dụng của sản phẩm dài hơn thời hạn in trên bao bì của bán thành phẩm (sản phẩm đạt ổn định chất lượng trong 40 tháng kể từ ngày sản xuất, trong khi hạn sử dụng của bán thành phẩm do nhà sản xuất đưa ra là 36 tháng kể từ ngày sản xuất) thì công ty tôi có được phép ghi hạn sử dụng sản phẩm dài hơn 36 tháng (nhưng không quá 40 tháng) căn cứ trên kết quả nghiên cứu độ ổn định hay không? Trong quá trình tham khảo quy định về ghi nhãn mỹ phẩm, tôi thấy có sự không đồng bộ về quy định, cụ thể như sau: Điểm d, mục số 14, nhóm Mỹ Phẩm, Phụ lục I kèm theo Nghị định số 111/2021/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung Nghị định số 43/2017/NĐ-CP) bắt buộc ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng. Trong khi đó, Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN quy định hàng hóa san chia, sang chiết, nạp, đóng gói lại bắt buộc phải ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP. Cụ thể, phải thể hiện đầy đủ 3 nội dung: Ngày sản xuất; ngày san chia, sang chiết, nạp, đóng gói không được viết tắt; hạn sử dụng. Thông tư số 05/2019/TT-BKHCN dẫn chiếu ghi theo Phụ lục I Nghị định số 43/2017/NĐ-CP nhưng lại buộc ghi đủ 3 nội dung bao gồm cả ngày sản xuất và hạn sử dụng (chứ không phải hoặc). Tôi xin hỏi, nếu là sang chiết, đóng gói lại thì tôi có thể áp dụng theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP (ghi ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng, và ngày đóng gói) hay phải theo Thông tư 05/2019/TT-BKHCN?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Nguyễn Kiên Cường
Nguyễn Kiên Cường - 10:29 23/04/2024

Giao dịch nào thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị?

Điểm b Khoản 4 Điều 293 Nghị định số 155/2020/NĐ-CP quy định: "Điều 293. Giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan của các đối tượng này … 4. Công ty đại chúng chỉ được thực hiện các giao dịch sau đây khi đã được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận: … b) Giao dịch có giá trị từ 35% trở lên hoặc giao dịch dẫn đến tổng giá trị giao dịch phát sinh trong vòng 12 tháng kể từ ngày thực hiện giao dịch đầu tiên có giá trị từ 35% trở lên tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính gần nhất hoặc một tỷ lệ, giá trị khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty giữa công ty đại chúng với một trong các đối tượng sau: - Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc), người quản lý khác và người có liên quan của các đối tượng này; - Cổ đông, người đại diện ủy quyền của cổ đông sở hữu trên 10% tổng vốn cổ phần phổ thông của công ty và những người có liên quan của họ; - Doanh nghiệp có liên quan đến các đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 164 Luật Doanh nghiệp;". Tôi xin hỏi, với các giao dịch với các đối tượng tại Điểm b Khoản 4 Điều 293 nêu trên nhưng có giá trị nhỏ hơn 35% và tổng giá trị giao dịch phát sinh trong 12 tháng kể từ ngày thực hiện giao dịch đầu tiên có giá trị nhỏ hơn 35% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính gần nhất (Điều lệ công ty không quy định khác) thì có được hiểu là phải thuộc thẩm quyền Hội đồng quản trị hay không? Nếu không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị thì thẩm quyền chấp thuận những giao dịch này thế nào?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Nguyễn Lê Ngọc Khánh
Nguyễn Lê Ngọc Khánh - 15:08 22/04/2024

Thủ tục chuyển nhượng vốn góp giữa các nhà đầu tư nước ngoài

Trong quá trình hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp tại Việt Nam, tôi nhận thấy các Sở Kế hoạch và Đầu tư đang có cách hiểu và hướng dẫn khác nhau về Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14, cụ thể như sau: Tại Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 quy định: "Điều 26. Thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp … 2. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế trước khi thay đổi thành viên, cổ đông nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp làm tăng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại tổ chức kinh tế kinh doanh ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài; b) Việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp dẫn đến việc nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều 23 của Luật này nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của tổ chức kinh tế trong các trường hợp: tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài từ dưới hoặc bằng 50% lên trên 50%; tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài khi nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu trên 50% vốn điều lệ trong tổ chức kinh tế; c) Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh". Ví dụ: Trường hợp mua phần vốn góp thường xảy ra trên thực tế như sau: (i) Công ty X là công ty TNHH một thành viên, được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được sở hữu 100% bởi nhà đầu tư A có quốc tịch Úc. (ii) Hoạt động kinh doanh mà công ty X không thuộc danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. (iii) Công ty X không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. (iv) Nhà đầu tư A chuyển nhượng 100% vốn góp trong công ty X cho nhà đầu tư B, là một nhà đầu tư tới từ quốc gia cùng là thành viên tham gia điều ước quốc tế với Việt Nam về đầu tư. Xét thấy, theo mục (ii) và (iii) thì giao dịch chuyển nhượng vốn giữa A và B không thuộc Điểm a và c Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư. Tiếp tục xem xét mục (iv), vì tỷ lệ sở hữu của đầu tư nước ngoài trong công ty X đã là 100%, việc chuyển nhượng vốn trong công ty X từ nhà đầu tư A sang nhà đầu tư B sẽ không làm tăng tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, giao dịch chuyển nhượng vốn giữa A và B cũng không thuộc Điểm b Khoản 2 Điều 26 Luật Đầu tư. Tuy nhiên, một số Sở Kế hoạch và Đầu tư tại các tỉnh bao gồm TP. Hà Nội và TPHCM có tư vấn rằng: "Nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp đối với tình huống như mô tả tại ví dụ". Công ty X là công ty TNHH một thành viên, được thành lập theo pháp luật Việt Nam và được sở hữu 100% bởi nhà đầu tư A có quốc tịch Úc. Hoạt động kinh doanh mà công ty X không thuộc danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài. Công ty X không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại đảo và xã, phường, thị trấn biên giới; xã, phường, thị trấn ven biển; khu vực khác có ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Nhà đầu tư A chuyển nhượng 100% vốn góp trong công ty X cho nhà đầu tư B, là một nhà đầu tư tới từ quốc gia cùng là thành viên tham gia điều ước quốc tế với Việt Nam về đầu tư. Tôi xin hỏi, trường hợp được đưa ra ở phần ví dụ, nhà đầu tư có phải thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp theo Điều 26 Luật Đầu tư không?
Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top