Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi thuộc lĩnh vực:

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Thị Yến - 10:54 20/04/2024

Khi nào cần điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án?

Tôi đang quản lý dự án xây dựng trụ sở làm việc cơ quan nhà nước của tỉnh thuộc chương trình đầu tư công trung hạn, là dự án nhóm B. Thời gian thực hiện dự án theo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định phê duyệt dự án là hết ngày 31/12/2022. Đến nay, dự án đã cơ bản hoàn thành theo đúng các nội dung được cấp thẩm quyền phê duyệt. Tuy nhiên, các thủ tục quyết toán công tác giải phóng mặt bằng, nghiệm thu công trình đưa vào sử dụng, quyết toán dự án hoàn thành với các cơ quan chức năng chưa thực hiện được do đã hết thời gian thực hiện dự án (dự án không điều chỉnh về mục tiêu, phạm vi, quy mô, không tăng tổng mức đầu tư). Để bảo đảm dự án được quyết toán theo quy định, chủ đầu tư phải thực hiện gia hạn thời gian thực hiện dự án. Tôi xin hỏi, dự án trên có phải trình cấp có thẩm quyền thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư hay không?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Phạm Thị Hòa
Phạm Thị Hòa - 11:37 17/04/2024

Cơ sở sản xuất mì ăn liền có cần chứng nhận an toàn thực phẩm?

Công ty tôi sản xuất mì ăn liền, áp dụng tiêu chuẩn của Giấy chứng nhận Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP). Tôi xin hỏi, theo Điều 24 Nghị định số 77/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định số 17/2020/NĐ-CP thì các Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP không bắt buộc áp dụng cho công ty có Giấy chứng nhận HACCP như công ty sản xuất mì ăn liền, mà chỉ áp dụng cho các công ty có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có đúng không? Ngoài ra, các tiêu chuẩn HACCP và ISO, BRC công ty sản xuất mì ăn liền đang áp dụng thường nghiêm ngặt hơn so với các quy định của Luật, Nghị định, Thông tư. Vậy, nếu có bất kỳ nội dung nào trong các tiêu chuẩn HACCP (hoặc ISO, BRC) mà công ty sản xuất mì ăn liền đang áp dụng không quy định, hoặc quy định không rõ ràng như Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP (ví dụ như tách riêng biệt kho nguyên liệu, kho thành phẩm, kho bao bì), thì công ty có bắt buộc phải đáp ứng các quy định tương ứng tại Mục 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Chương VI của Nghị định số 77/2016/NĐ-CP không?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Nguyễn Thị Diễm Hương
Nguyễn Thị Diễm Hương - 08:36 17/04/2024

Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư dự án

Trong quá trình xử lý công việc tôi có một số vướng mắc như sau: Dự án nông nghiệp A, đất dự kiến triển khai dự án là đất của công ty cao su (được Nhà nước cho thuê đất), tài sản trên đất là cây cao su. Dự án này không thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất. Theo Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ: "4. Trường hợp khu đất thực hiện dự án đầu tư có phần diện tích đất mà người đang sử dụng đất không có quyền chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nhưng có tài sản gắn liền với đất thì chủ đầu tư được phép thỏa thuận mua tài sản gắn liền với đất của người đang sử dụng đất, Nhà nước thực hiện thu hồi đất, giao đất hoặc cho chủ đầu tư thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, không thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư và phải xác định giá đất cụ thể để tính thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định. Nội dung hợp đồng mua bán tài sản gắn liền với đất phải thể hiện rõ người bán tài sản tự nguyện trả lại đất để Nhà nước thu hồi đất và giao đất, cho người mua tài sản thuê đất". Tôi xin hỏi, trường hợp trên UBND tỉnh phải chấp thuận chủ trương trước rồi mới thực hiện thủ tục thỏa thuận mua tài sản trên đất hay thỏa thuận mua tài sản trên đất trước rồi mới làm thủ tục chấp thuận dự án? Nếu phải thỏa thuận mua tài sản trước thì việc này đang mâu thuẫn với Khoản 4 Điều 16 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP vì tại thời điểm này chưa xác định được chủ đầu tư dự án.
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Nguyễn Duy Hoàng
Nguyễn Duy Hoàng - 14:27 16/04/2024

Có được kế thừa năng lực khi tham gia đấu thầu?

Hộ kinh doanh của tôi hoạt động đấu thầu cung cấp hàng hóa. Để mở rộng quy mô kinh doanh và tư cách pháp nhân, hộ kinh doanh của tôi chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH và đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy chứng nhận. Tôi xin hỏi, khi tham gia chào hàng hóa cho các gói thầu, tôi sử dụng năng lực tài chính, năng lực kinh nghiệm của hộ kinh doanh (báo cáo tài chính, hợp đồng tương tự đã thực hiện...) có hợp lệ không?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Đặng Thị My
Đặng Thị My - 09:07 16/04/2024

Quy chế quản trị nội bộ và quản lý nội bộ khác nhau thế nào?

Theo Điểm l Khoản 2 Điều 138 Luật Doanh nghiệp, Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền quyết định quy chế quản trị nội bộ. Theo Điểm l Khoản 2 Điều 253, Hội đồng quản trị có thẩm quyền quyết định quy chế quản lý nội bộ. Tôi xin hỏi, tiêu chí để phân biệt hai khái niệm quản trị và quản lý được quy định tại 2 điều trên như thế nào? Thực tế khi một công ty ban hành chính sách nội bộ, ngoài quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát được ghi nhận rõ ở Điểm l Khoản 2 Điều 138 thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông thì các chính sách nội bộ khác của công ty (ví dụ: Quy chế vận hành của từng phòng ban, chính sách trả lương, phụ cấp, quy trình báo cáo và mời họp,...) không rõ sẽ nên phân loại là quy chế quản trị hay quản lý và thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông hay Hội đồng quản trị. Về hoạt động đầu tư và các giao dịch thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 138 (quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác) và Điểm h Khoản 2 Điều 153 (thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ hoặc giá trị khác và hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền quyết định của Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 138; Khoản 1 và Khoản 3 Điều 167 của Luật này). Luật Doanh nghiệp không quy định như thế nào là khái niệm đầu tư nên không rõ khi nào một giao dịch khác tại Điểm h Khoản 2 Điều 153 là một giao dịch về đầu tư thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Xin hỏi, đối với các hoạt động được liệt kê tại Điểm h Khoản 2 Điều 153 như mua, bán, vay, cho vay có được xem là hoạt động đầu tư thuộc Điểm d Khoản 2 Điều 138 hay không? Doanh nghiệp cần quy định cụ thể về từng loại hợp đồng, giao dịch thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị như thế nào để không bị chồng chéo trong cách hiểu và vận dụng đúng tinh thần của Luật Doanh nghiệp?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Nguyễn Ngọc Lâm
Nguyễn Ngọc Lâm - 08:15 14/04/2024

Trình tự, thủ tục giao đất cho nhà đầu tư

Công ty tôi đang triển khai dự án khu đô thị được chấp nhận nhà đầu tư theo Khoản 3 Điều 29 Luật đầu tư 2020. Xin hỏi, trường hợp này có được giao đất cho doanh nghiệp dự án do nhà đầu tư thành lập không?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Ngô Văn Xuyên
Ngô Văn Xuyên - 08:41 11/04/2024

Hồ sơ mời thầu thế nào là hợp lệ?

Trong hồ sơ mời thầu, phần đánh giá tính hợp lệ của nhà thầu, bên mời thầu yêu cầu nhà thầu có giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh về phòng cháy, chữa cháy, có hành nghề tư vấn thiết kế về phòng cháy, chữa cháy; giấy phép hoạt động điện lực và trong phần tiêu chí đánh giá yêu cầu bố trí chủ trì phòng cháy, chữa cháy. Căn cứ Điều 78 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014; Khoản 7 Điều 3 Luật số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009; Mục 20 Phụ lục V Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020; Điều 38 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 5/2/2020; Khoản 5 Điều 25 Thông tư số 08/2022/TT-BKHĐT ngày 30/9/2021; nhà thầu đã phản ánh đến bên mời thầu, yêu cầu chỉnh sửa hồ sơ mời thầu vì đã vi phạm hạn chế nhà thầu tham dự. Tuy nhiên, bên mời thầu cho biết, các yêu cầu đã nêu ở trên là hợp lệ và giữ nguyên quan điểm. Tôi xin hỏi, bên mời thầu có vi phạm không? Nếu vi phạm thì các yêu cầu ở trên có được phép đánh giá các nhà thầu tham dự không?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Hoàng Minh Tân
Hoàng Minh Tân - 07:05 09/04/2024

Điều kiện giảm khoảng cách an toàn công trình dầu khí

Nghị định số 13/2011/NĐ-CP và số 25/2019/NĐ-CP về an toàn dầu khí trên đất liền quy định, việc giảm khoảng cách an toàn từ công trình dầu khí tới các đối tượng tiếp giáp theo Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải áp dụng một trong các giải pháp an toàn kỹ thuật tăng cường quy định tại Điều 24 của Nghị định này phù hợp với đối tượng công trình. Tôi xin hỏi, việc áp dụng giảm khoảng cách này chỉ được giảm một hay được giảm nhiều biện pháp kỹ thuật an toàn?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Nguyễn Việt Thành
Nguyễn Việt Thành - 14:05 10/04/2024

Có được chỉ định thầu cho nhà thầu đã cung cấp dịch vụ tư vấn?

Điểm đ Khoản 6 Điều 89 Luật Đấu thầu 2013 quy định một trong các hành vi bị cấm trong đấu thầu là nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó. Tôi xin hỏi, trường hợp chỉ định thầu có áp dụng cấm như nội dung Điểm đ Khoản 6 Điều 89 Luật Đấu thầu nêu trên không?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Ma Quang Huân
Ma Quang Huân - 10:05 10/04/2024

Mua sắm vật tư thi công có bắt buộc đấu thầu?

Đơn vị tôi là đơn vị sự nghiệp tự chủ theo Nghị định số 60/2021/NĐ-CP. Hằng năm, đơn vị tôi có sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo hình thức ký hợp đồng đặt hàng để thực hiện nhiệm vụ điều tra cơ bản về địa chất (thăm dò khoáng sản). Ngoài ra, đơn vị còn tự liên hệ để ký hợp đồng khoan thăm dò khoáng sản cho các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh Đông Bắc. Trong quá trình thi công công trình khoan máy đơn vị tôi có sử dụng vật tư, vật liệu như: Lưỡi khoan, cần khoan, ống chống và một số vật tư khác… để làm nguyên vật liệu chính thi công (nguyên liệu đầu vào để sản xuất ra sản phẩm). Công việc hoàn thành là sản phẩm nghiệm thu kết thúc lỗ khoan. Vật tư thi công khoan máy của đơn vị là nguyên liệu đầu vào thực hiện theo tiến độ công việc, không mua tập trung vì còn phụ thuộc vào lỗ khoan có gặp quặng hay không thì mới thi công tiếp. Ví dụ như thiết kế 100 m nhưng thi công đến 50 m đã hết quặng do vậy vật liệu bị giảm 50% so với kế hoạch ban đầu. Hoặc cũng có thể tăng lên rất nhiều vì nếu chiều sâu lỗ khoan gặp quặng sẽ phải khoan sâu hơn so với dự kiến. Như vậy sẽ rất khó khăn trong việc lựa chọn nhà thầu cũng như mua sắm vật tư, vì hiện nay tất cả các gói thầu được đấu thầu qua mạng, đơn giá và số lượng đã được ấn định theo hợp đồng đã ký kết sau khi trúng thầu. Thời gian từ khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đến khi tổ chức đấu thầu hoàn thiện ký hợp đồng mất ít nhất 30 ngày. Trong khi đó đơn vị sản xuất cần vật tư ngay để thi công theo yêu cầu của đề án thì lại không đáp ứng được mà phải chờ đấu thầu xong mới được mua vật tư. Xin hỏi, đơn vị tôi có được mua trực tiếp vật tư thi công phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng của đơn vị mà không cần phải trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hay thực hiện đấu thầu theo quy định của pháp luật hay không?
Xem chi tiết

Tài chính - Ngân hàng - Đầu tư - Công Thương

Lê Bình Phương Hoài
Lê Bình Phương Hoài - 08:51 10/04/2024

Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư

Quy định tại Điều 26 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP chưa xác định cụ thể cơ quan có thẩm quyền thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư và cơ quan có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư. Tôi đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn thực hiện.
Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top