Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi thuộc lĩnh vực:

Giáo dục- Đào tạo - Y tế

Giáo dục- Đào tạo - Y tế

Trần Xuân Hương
Trần Xuân Hương - 10:44 09/08/2022

Sẽ có quy định mới gỡ vướng thăng hạng giáo viên THCS

Để được thi và công nhận giáo viên THCS cao cấp và thi, xét thăng hạng lên hạng I đối với giáo viên THCS năm 2018, các giáo viên phải đáp ứng rất nhiều tiêu chí về năng lực chuyên môn, khả năng tin học, ngoại ngữ. Sau khi các Thông tư số 01, 02, 03/2021/TT-BGDĐT được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, những giáo viên vừa thi đỗ hạng I vì không đáp ứng tiêu chí về trình độ chuyên môn là thạc sĩ (Luật Giáo dục 2015 chỉ yêu cầu trình độ chuyên môn của giáo viên THCS là đại học) lại phải xuống hạng II. Theo tôi, cách làm này không công bằng cho những giáo viên đã rất nỗ lực để đạt được hạng I kể từ năm 2018 về trước. Do vậy, tôi xin đề xuất, với các tiêu chí để thi thăng hạng như các Thông tư số 01, 02, 03/2021/TT-BGDĐT quy định chỉ nên áp dụng cho việc xét thăng hạng từ năm 2021 trở về sau, còn những giáo viên đã đạt hạng I từ năm 2021 trở về trước thì vẫn giữ nguyên hạng, đó là cách ghi nhận những cố gắng và cống hiến cho ngành giáo dục của các giáo viên này. Tôi được biết, vào năm 2018, rất ít giáo viên đáp ứng đủ các yêu cầu của cuộc thi thăng hạng, bản thân tôi cũng phải 10 năm đạt chiến sĩ thi đua cơ sở, giáo viên giỏi cấp tỉnh, bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và phải vượt trội hơn nhiều đồng nghiệp mới được dự thi và cũng đã học tập vất vả mới đỗ được. Tôi mong muốn cơ quan chức năng khi soạn thảo chính sách lưu tâm để bảo đảm quyền lợi cho các giáo viên, cũng như tạo động lực cho các giáo viên khác phấn đấu.
Xem chi tiết

Giáo dục- Đào tạo - Y tế

Nguyễn Hữu Quân
Nguyễn Hữu Quân - 08:14 09/08/2022

Sinh viên học tín chỉ, tính miễn, giảm học phí như nào?

Tại Điểm b, Khoản 2, Điều 20 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP có quy định: b)... Phần còn lại người học phải đóng bằng chênh lệch giữa mức trần học phí quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điểm a, Khoản 2, Điều 10; Điểm a, Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều 11 và mức hỗ trợ của Nhà nước,....". Tôi xin hỏi, trong một học kỳ tại trường đại học công lập, sinh viên thuộc diện miễn, giảm 100% học phí và đăng ký 20 tín chỉ (1 kỳ có 5 tháng) thì sinh viên được miễn, giảm toàn bộ 20 tín chỉ, hay chỉ được miễn, giảm tối đa 980.000đ x 5 tháng?
Xem chi tiết

Giáo dục- Đào tạo - Y tế

Bích Thảo
Bích Thảo - 16:23 08/08/2022

Yêu cầu về chứng chỉ với giáo viên Tiếng Anh Tiểu học

Tôi đã có bằng cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh của trường Đại học Kinh tế-Tài chính TPHCM. Tôi đang học chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm bậc tiểu học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Xin hỏi, nếu làm giáo viên tiếng Anh Tiểu học tại các trường công lập thì tôi có cần phải đăng ký thi chứng chỉ tiếng Anh B2 và chứng chỉ tiếng Pháp nữa không?
Xem chi tiết

Giáo dục- Đào tạo - Y tế

Trịnh Thế Dũng
Trịnh Thế Dũng - 09:15 27/07/2022

Phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên giáo dục nghề nghiệp

Tôi giảng dạy tại trường cao đẳng thuộc khối giáo dục nghề nghiệp, được hưởng 25% phụ cấp đứng lớp. Hiện nay, trường có thêm khoa Sư phạm. Xin hỏi, chế độ của các nhà giáo thuộc khoa sư phạm được hưởng thế nào? Nếu biên chế ở khoa khác nhưng giảng dạy môn học trong chương trình đào tạo ngành sư phạm thì chế độ đứng lớp được hưởng như thế nào? Có thể có phương án nào để dung hòa hai đối tượng trên không vì mức phụ cấp hai đối tượng này khác nhau nhiều.
Xem chi tiết

Giáo dục- Đào tạo - Y tế

Hoàng Xuân Hải
Hoàng Xuân Hải - 16:58 22/07/2022

Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề chẩn đoán hình ảnh

Tôi xin hỏi bác sĩ chẩn đoán hình ảnh không có chứng chỉ bác sĩ đa khoa mà học luôn thạc sĩ ứng dụng chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh, sau khi có bằng thì có được cấp chứng chỉ hành nghề chuyên ngành chẩn đoán hình ảnh không?
Xem chi tiết

Giáo dục- Đào tạo - Y tế

Vũ Thị Quỳnh Anh
Vũ Thị Quỳnh Anh - 12:41 18/07/2022

Nhân viên trường học có được nghỉ hè không?

Tôi xin hỏi, nhân viên trường học làm công tác văn thư, y tế, thiết bị, thư viện, kế toán có được nghỉ hè theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT hay không và thời gian nghỉ trong bao lâu?

Xem chi tiết

Giáo dục- Đào tạo - Y tế

Trần Thành Điền
Trần Thành Điền - 14:22 04/07/2022

Chỉ xét trợ cấp lần đầu cho giáo viên luân chuyển?

Tôi trúng tuyển kỳ tuyển dụng viên chức ngành Giáo dục và Đào tạo, được phân công về dạy tại trường THCS thuộc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, được hưởng phụ cấp thu hút quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP ngày 23/2/2013 của Chính phủ. Tuy nhiên, tôi không được hưởng phụ cấp lần đầu quy định tại Nghị định số 19/2013/NĐ-CP do không phải là đối tượng được "luân chuyển". Xin hỏi, tôi có được hưởng trợ cấp lần đầu theo Nghị định số 116/2010/NĐ-CP ngày 8/10/2010 của Chính phủ không?
Xem chi tiết

Giáo dục- Đào tạo - Y tế

Lương Thị Cẩm Nhung
Lương Thị Cẩm Nhung - 09:15 27/06/2022

Cách tính tiền lương dạy thêm giờ

Khoản 1, Khoản 3, Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC ngày 8/3/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập quy định, tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: Mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có). Năm học được quy định tại Thông tư liên tịch này được tính từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề. Tôi xin hỏi, tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học là tổng tiền lương các tháng theo biên chế năm học từ tháng 7 năm trước đến hết tháng 6 của năm liền kề bao gồm mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có); trong đó, tiền lương một tháng được tính theo quy định tại Khoản 1, Điều 3 Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC là khoản tiền lương sau khi đã trừ các khoản đóng góp BHXH, BHYT và BHTN hay là không trừ? Đối với trường hợp giáo viên nghỉ hưu hoặc nghỉ việc trước tháng 6 của năm liền kề thì công thức tính tổng tiền lương 12 tháng được quy định như thế nào? Giáo viên nghỉ hưu trước tuổi do không hoàn thành nhiệm vụ thì có được đơn vị phân công dạy thêm giờ không?
Xem chi tiết

Giáo dục- Đào tạo - Y tế

Trần Bình
Trần Bình - 10:18 26/06/2022

Phụ cấp chống dịch COVID-19 tính theo ngày thực tế làm việc

Tôi tham gia phòng chống dịch COVID-19 tại TPHCM tổng thời gian 112 ngày, thuộc đối tượng hưởng phụ cấp 150.000 đồng/người/ngày. Tôi xin hỏi, căn cứ Nghị quyết số 145/NQ-CP ngày 19/11/2021 thì việc chi trả tính theo số ngày tham gia hay theo số giờ tham gia trong một ngày?
Xem chi tiết

Giáo dục- Đào tạo - Y tế

Nguyễn Thị Thu Đông
Nguyễn Thị Thu Đông - 09:17 24/06/2022

Sửa đổi, bổ sung quy định về chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề giáo viên

Sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các Thông tư 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT, việc bổ nhiệm hạng chức danh nghề nghiệp và xếp lương của giáo viên còn một số bất cập khiến nhiều giáo viên có năng lực tốt, thâm niên lâu hơn, cùng bằng cấp nhưng lại chịu thiệt thòi hơn. Cũng là giáo viên (đối với môn chuyên, cụ thể là môn thể dục), học cùng lớp đại học mà giáo viên dạy THCS không yêu cầu chức danh nghề nghiệp hạng III, nhưng giáo viên dạy tiểu học phải học chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng III mới được xét bổ nhiệm chức danh giáo viên tiểu học hạng III mới. Trong Thông tư không yêu cầu giáo viên tiểu học hạng IV cũ học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp mà chỉ yêu cầu giáo viên tiểu học hạng III cũ học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng III để xét chuyển hạng. Đối với những trường hợp giáo viên hợp đồng, cũng là từ trung cấp, cao đẳng học nâng chuẩn đại học sau này (trường hợp ra trường sau, học đại học cũng sau, là giáo viên hợp đồng nhưng thi trượt biên chế, đến tháng 3/2021 được đặc cách xét vào biên chế hưởng lương đại học) thì quyết định ghi rõ giáo viên tiểu học hạng II. Vì vậy khi các Thông tư số 01, 02, 03, 04/2021/TT-BGDĐT ra đời thì những giáo viên thuộc trường hợp này có người hưởng lương hệ số 2,67 nhưng học bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp hạng II và được xét qua giáo viên tiểu học hạng II mới, hưởng lương hệ số 4,0. Trong khi những giáo viên tương tự mà nếu thi đậu biên chế thì đến nay vẫn không được hưởng lương đại học. Đó là một bất cập lớn so với những thầy cô giáo có năng lực tốt hơn, có thâm niên lâu hơn (20 năm trong nghề - một trong những điều kiện để về hưu), cũng bằng cấp như nhau mà hệ số lương lại thấp hơn. Đề nghị cơ quan chức năng xem xét nguyện vọng của một bộ phận lớn giáo viên hiện nay.
Xem chi tiết

Giáo dục- Đào tạo - Y tế

Trần Diệu
Trần Diệu - 08:48 23/06/2022

Làm công việc nào được hưởng phụ cấp chống dịch?

Nghị quyết số 145-NQ/CP có quy định chế độ phụ cấp chống dịch với người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SASR-CoV-2. Vậy, nhân viên làm xét nghiệm tại phòng xét nghiệm cho những bệnh nhân đã được xác định dương tính (đang điều trị tại khoa hồi sức COVID-19) thì có được phụ cấp này không?
Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top