Gửi câu hỏi

Danh sách câu hỏi

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Đinh Thị Bích Thảo
Đinh Thị Bích Thảo - 15:20 03/05/2017

Cơ quan thuế được quyền ấn định giá chuyển nhượng

Tôi có 2% tổng số cổ phần của Công ty CP Sinh thái Văn hóa Vĩnh Lộc và muốn chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của tôi cho cá nhân khác. Xin hỏi, việc chuyển nhượng cổ phần thấp hơn giá gốc có được phép thực hiện hay không? Hai bên thỏa thuận bên mua chịu trách nhiệm nộp thuế đối với các loại thuế, phí mà theo quy định là bên bán là tôi phải nộp thì có hợp lý không? Sau này, tôi có bị truy thu thuế đối với việc chuyển nhượng cổ phần này không?

Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Thị Yến
Nguyễn Thị Yến - 15:15 03/05/2017

Giấy tờ cần có để hạch toán vào chi phí hợp lý

Công ty của tôi thuê một cá nhân khoan khảo sát địa chất. Theo quy định, nếu thuê dịch vụ của cá nhân có thu nhập ít hơn 100 triệu đồng/năm thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ. Tôi muốn hỏi, làm thế nào để xác minh cá nhân đó có thu nhập dưới 100 triệu đồng/năm? Tôi cũng muốn biết, công ty của tôi cần có những hồ sơ gì để đưa chi phí khoan khảo sát địa chất nêu trên vào chi phí hợp lý?

Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Hoàng Ân
Nguyễn Hoàng Ân - 15:14 03/05/2017

Đối tượng nào được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất?

Bà nội tôi (mẹ liệt sĩ, đang nhận tiền trợ cấp hàng tháng), hiện là đại diện của hộ gia đình đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong đó có 300m2 đất thổ cư. Nay bà dự kiến mua một miếng đất khác và chuyển mục đích lên đất thổ cư để xây nhà. Tôi xin hỏi, bà có thuộc đối tượng được miễn giảm thuế chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo chính sách với người có công không?

Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Nguyễn Thị Thu Hiền
Nguyễn Thị Thu Hiền - 15:10 03/05/2017

Quy định về thanh toán lương cho lao động tại đơn vị sự nghiệp

Tôi công tác tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La (đơn vị sự nghiệp tự chủ 100% về tài chính). Đơn vị của tôi thanh toán tiền lương, tiền hợp đồng lao động đã được phê duyệt chỉ tiêu biên chế cho 25 người và cho 8 lao động ký hợp đồng bằng tiền thu thực hiện nhiệm vụ quản lý dự án và tiền thực hiện dịch vụ tư vấn quản lý dự án, khảo sát thiết kế... qua tài khoản 3731 (tài khoản tiền gửi chi thường xuyên của Ban Quản lý dự án). Kho bạc Nhà nước yêu cầu đơn vị phải tách ra 2 tài khoản: Tài khoản 3731 tiền gửi chi phí quản lý dự án; tài khoản 3751 tiền gửi chi khác (chi phí tư vấn, giám sát, quản lý dự án). Đơn vị đã tách tài khoản theo Điểm 3.1 Điều 8 Quyết định số 5657/QĐ-KBNN ngày 28/12/2016 quy định quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước. Theo hướng dẫn của Kho bạc Nhà nước, chỉ thanh toán lương cho 25 biên chế bằng tài khoản tiền gửi 3731, còn thanh toán lương hợp đồng 8 người bằng tài khoản tiền gửi 3751. Xin hỏi, Kho bạc Nhà nước hướng dẫn như vậy có đúng không? Hay cả 2 tài khoản dùng để thanh toán được lương, không phải chia 25 biên chế hay 8 lao động?

Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Phan Thị Mộng Thu
Phan Thị Mộng Thu - 08:10 03/05/2017

Phần việc nào phải có trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu?

Tôi muốn hỏi, khi lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho công trình thì phần di dời điện thuộc phần công việc nào? Đây là phần gói thầu xây lắp có đúng không?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Thùy Lâm
Nguyễn Thùy Lâm - 08:07 03/05/2017

Thế nào là nguồn thu từ hoạt động dịch vụ sự nghiệp công?

Tôi làm việc tại một đơn vị sự nghiệp công lập, được giao quyền tự chủ về tài chính, không phải đơn vị quản lý theo ngành, nhưng vẫn trực thuộc Sở Công Thương. Hàng năm, Sở ký hợp đồng với đơn vị của tôi, chuyển kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ xúc tiến thương mại, quảng bá các sản phẩm cho tỉnh. Đối với kinh phí được chuyển nêu trên đơn vị không có nội dung kinh phí quản lý riêng, cán bộ nhân viên trong đơn vị chỉ được nhận chế độ công tác phí khi đi công tác theo định mức của Nhà nước. Tôi muôn hỏi, nguồn kinh phí này có được hạch toán là nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng Nhà nước không? Trên thực tế, đơn vị tôi nhận số kinh phí này và chi hết, vậy có phải xác định số thu theo đơn đặt hàng của Nhà nước không? Chứng từ thanh toán chuyển về Sở Công Thương quyết toán hay để lại đơn vị? Sở Công Thương có được ký hợp đồng thuê đơn vị của tôi mua sắm tài sản để phục vụ nhiệm vụ xúc tiến thương mại không? Nếu Sở Công Thương làm văn bản giao nhiệm vụ cho đơn vị là đơn vị cấp dưới thực hiện mua sắm và quản lý tài sản thì có được không?
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Nguyễn Thị Bóng
Nguyễn Thị Bóng - 07:33 03/05/2017

Nữ 44 tuổi có được hưởng lương hưu?

Năm nay tôi 44 tuổi, có 20 năm đóng BHXH, làm công nhân tại doanh nghiệp, sinh con thứ nhất năm 2010 (nghỉ thai sản 5 tháng), sinh con thứ 2 năm 2016 (nghỉ thai sản 6 tháng). Vậy, thời gian nghỉ thai sản của tôi có được tính là thời gian tham gia BHXH không, hay bị trừ đi? Có thể nghỉ hưu vào năm 2017 không? Đủ điều kiện nghỉ hưu sớm nhất là bao nhiêu tuổi? Có thể nghỉ việc, chốt sổ BHXH để đợi đến khi đủ tuổi nghỉ hưu sớm được không?
Xem chi tiết

Lao động – Tiền lương – Người có công

Nguyễn Thị Thanh Thanh
Nguyễn Thị Thanh Thanh - 07:26 03/05/2017

Quy định mới về bổ nhiệm cấp phó cơ quan báo chí

Luật Báo chí năm 2016 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017) thì tại Điều 15 có ghi: “Quyền hạn và nhiệm vụ của cơ quan chủ quản báo chí: Bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan báo chí sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông”. Trước đây Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Báo chí có ghi: “Cơ quan chủ quản báo chí bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập (báo in, báo điện tử), Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc (đài phát thanh, đài truyền hình, cơ sở nghe, nhìn thời sự) sau khi có sự thống nhất ý kiến bằng văn bản của Bộ Văn hóa - Thông tin”.  Vậy, từ ngày 1/1/2017 thực hiện theo Luật Báo chí mới, việc bổ nhiệm cấp phó của người đứng đầu cơ quan báo chí (Phó Tổng biên tập, Phó Giám đốc Đài phát thanh và truyền hình tỉnh), cơ quan chủ quản có phải xin phép Bộ Thông tin và Truyền thông không?
Xem chi tiết
Danh Cậy
Danh Cậy - 13:57 29/04/2017

Căn cứ xác nhận người hoạt động kháng chiến

Tôi có thời gian tham gia hoạt động cách mạng, hiện không có các giấy tờ chứng minh nhưng có 4 người xác nhận đã tham gia cách mạng, từng bị tù đày 5 năm ở Côn Đảo. Đến nay tôi chưa được hưởng chế độ ưu đãi nào. Xin hỏi, để được hưởng chế độ đối với người có công, tôi cần làm những thủ tục gì và liên hệ với cơ quan nào?
Xem chi tiết

Bảo hiểm – Trợ cấp xã hội

Nguyễn Phượng
Nguyễn Phượng - 13:53 29/04/2017

BHYT chi trả toàn bộ chi phí trong phạm vi quyền lợi

Tôi có con 5 tuổi, đăng ký thẻ BHYT tại Bệnh viện Đa khoa Hồng Bàng, nhưng tôi muốn khám bệnh cho con tại Bệnh viện Nhi Đức. XIn hỏi, như vậy có được cho là vượt tuyến không? Nếu tôi muốn làm xét nghiệm bệnh viêm gan B có được sử dụng thẻ BHYT không và có được điều trị theo thẻ BHYT không?
Xem chi tiết

Tài chính – Ngân hàng – Công Thương

Nguyễn Ngọc Bằng
Nguyễn Ngọc Bằng - 12:47 28/04/2017

Di dời công trình hạ tầng kỹ thuật có được chỉ định thầu?

Theo quy định của Luật Đất đai và Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ thì công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư bao gồm cả nội dung bồi thường công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (Chương VI Luật Đất đai; Điều 28 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP); công trình hạ tầng kỹ thuật có thể được bồi thường hoặc không bồi thường (Khoản 3, Điều 89 và Điều 92 Luật Đất đai); việc xác định tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phải theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt (Khoản 1, Điều 32 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP). Căn cứ các quy định trên, khi lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức triển khai các dự án đầu tư thì việc quản lý, chi phí thực hiện công tác di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội (nếu có, như là di dời hệ thống mạng điện thoại, cáp internet, hệ thống cấp điện, ...) được phê duyệt thuộc chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Theo tôi khi áp dụng Luật Đấu thầu để tổ chức di dời công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nêu trên, thì có 2 quy định liên quan về nội dung này như sau: Tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 22 Luật Đấu thầu thì áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng. Theo Điểm b, Khoản 2, Điều 36 Luật Đấu thầu thì tổ chức đền bù giải phóng mặt bằng thuộc phần công việc không áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà thầu. Xin hỏi, đối với di dời công trình hạ tầng kỹ thuật thì trường hợp nào áp dụng theo Điểm đ, Khoản 1, Điều 22 của Luật Đấu thầu, trường hợp nào áp dụng theo Điểm b, Khoản 2, Điều 36 Luật Đấu thầu? Theo Điểm đ, Khoản 1, Điều 22 của Luật Đấu thầu quy định áp dụng chỉ định thầu đối với “gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng”. Vậy, trong trường hợp chủ đầu tư áp dụng chỉ định thầu theo Điểm đ, Khoản 1, Điều 22 của Luật Đấu thầu, nhưng lại chỉ định thầu cho một đơn vị khác (không phải là đơn vị chuyên ngành đang trực tiếp quản lý), bảo đảm yêu cầu về tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì có vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu hay không?

Xem chi tiết
Gửi câu hỏi

Tìm kiếm nhanh

Từ khóa
Tìm trong
Tìm kiếm
Top